Thứ Sáu, Tháng Tư 26

Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột Trong Tổ Chức, Nhóm

Xung đột trong nhóm là điều không thể tránh khi làm việc. Vậy bạn đã biết cách giải quyết xung đột trong nhóm như thế nào chưa? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

>>Tham khảo: Nên Học Thực Hành Kế Toán Ở Đâu Tốt?

Nguyên nhân gây xung đột nhóm

  • Thứ nhất, xung đột về nhiệm vụ

Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra trong một nhóm. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, dựa dẫm vào nhau và không tự giác làm công việc của mình. Nếu không có sự sắp xếp công việc hợp lý thì xung đột nhiệm vụ chắc chắn sẽ xảy ra.

  • Thứ hai, phong cách làm việc không phù hợp

Trong một nhóm sẽ có những cá nhân có tính cách riêng biệt. Nếu bạn không thể kiểm soát được cảm xúc và làm cho bản thân hòa hợp với tập thể thì sẽ xảy ra xung đột nhóm. 

  • Thứ ba, xung đột về ý tưởng

Trong nhóm ai cũng sẽ có những ý tưởng của bản thân và bảo vệ ý tưởng đó. Nếu không có người đánh giá thì đây cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới xung đột trong tổ chức.

  • Thứ tư, mâu thuẫn với trưởng nhóm

Trưởng nhóm là người góp ý và đưa ra quyết định, vì vậy nhiều cá nhân trong nhóm không hài lòng về quyết định của trưởng nhóm. Năng lực của trưởng nhóm cũng rất quan trọng, nếu bạn không năng lực thì các thành viên sẽ không tin tưởng và dễ xung đột nhóm.

Kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm

Để giải quyết các xung đột trong nhóm thì bạn cần có những kỹ năng nhất định như

Lắng nghe thành viên trong nhóm

Xung đột được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, là thành viên trong nhóm bạn cần bình tĩnh lắng nghe và tìm hiểu tại sao xung đột lại xảy ra. Khi bạn lắng nghe thì bạn sẽ tìm ra điểm khác biệt giữa bạn và người khác, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Hãy ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên khác trong nhóm để hoàn thiện bản thân.

Đưa ra lựa chọn xử lý

Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau đưa ra ý kiến, thảo luận để có các phương án lựa chọn. Từ đó thống nhất phương án hiệu quả và phù hợp nhất. Nếu bạn là trưởng nhóm hãy tổng hợp ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Gạt cái tôi cá nhân

Trong nhóm, ai cũng sẽ có cái tôi riêng và bảo vệ cái tôi của mình. Tuy nhiên, bạn cần từ bỏ cái tôi đó vì mục tiêu chung, hãy suy nghĩ tích cực và nhường nhịn nhau. Đôi khi việc phân định ai đúng ai sai không quan trọng bằng hòa khí của nhóm. Một sai lầm phổ biến có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột đó là để cảm xúc chi phối các hành động, quyết định. Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc và hành động một cách khôn ngoan, thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía

Mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cách hành xử khác nhau. Đừng vội vàng bác bỏ ý kiến của người khác ngay lập tức mà hãy nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau để thấy được mặt lợi và hại khi cả nhóm làm theo phương án đó. Đừng cố gắng thay đổi thành viên trong nhóm mà thay vào đó có thể đề xuất hay liệt kê những lợi ích của các ý tưởng khác. 

Tránh đưa ra các câu nói tiêu cực

Muốn giải quyết mâu thuẫn một cách nhanh chóng thì bạn cần hạn chế những lời nói tiêu cực. Bạn không nên đưa ra các đánh giá mang tính áp đặt cho người khác mà thay vào đó có thể chia sẻ cảm nhận của mình. Việc này giúp cho đối phương cảm thấy nhẹ nhàng và được tôn trọng. 

Sẵn sàng xin lỗi người khác

Trong một cuộc tranh cãi rất khó để nói lời xin lỗi. Vì vậy, trước khi xung đột lên đến đỉnh điểm thì hãy nhường nhịn đối phương và nói lời xin lỗi. Đôi khi xin lỗi không phải là bạn sai mà đó là cách giải quyết xung đột hiệu quả. Hãy nghĩ đến những hậu quả nếu xung đột tiếp tục xảy ra.

Những cuộc xung đột mang tính xây dựng có thể khiến một nhóm kết nối gần với nhau hơn nếu xử lý đúng cách. Tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt của đồng nghiệp là chìa khóa để xây dựng một nhóm. Giải quyết xung đột khi nó phát sinh một cách nhanh chóng và thành thạo giúp duy trì môi trường làm việc nhóm lành mạnh.

Vậy qua bài viết trên bạn đọc đã nắm được các kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc giải quyết xung đột trong tổ chức của mình. Tiếp bước thành công chúc bạn thành công.

>>Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *