Thứ Sáu, Tháng Tư 26

Kỹ Năng Bán Hàng Là Gì? Cách Nâng Cao Kỹ Năng Bán Hàng

Đội ngũ bán hàng luôn đóng một vài trò nòng cốt trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ các kỹ năng sẽ giúp doanh nghiệp đó nhanh chóng đạt được doanh số kỳ vọng.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng đó là kỹ năng bán hàng của mỗi nhân viên. Tiếp bước thành công sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đọc qua bài viết “Kỹ Năng Bán Hàng Là Gì? Cách Nâng Cao Kỹ Năng Bán Hàng”

>>>>>>>> Bài viết xem thêm: Công Việc Của Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

I: Kỹ năng bán hàng là gì?

Kỹ năng bán hàng là khái niệm chỉ cách mà bạn làm làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng mua hay thực hiện sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp. Kỹ năng bán hàng online, offline còn được thể hiện ở cách mà bạn chọn để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng từ khi họ còn chưa hề biết đến sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ và công ty của bạn. Đây chính là yếu tố làm nên sự khác nhau trong cách bán hàng online, offline của mỗi người…

II: Vai Trò Của Kỹ Năng Bán Hàng:

Bán hàng tốt giúp tiền tệ lưu thông trong guồng máy kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sản xuất. Bán hàng đem lại sự thỏa mãn nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội. Khi một nhóm người có nhu cầu về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà không có ai bán thì có thể dẫn tới một sự khủng hoảng nhất định nào đó.

Xã hội phát triển đưa đến sự chuyên nghiệp hóa. Người sản xuất giỏi có thể nhờ nhà bán hàng chuyên nghiệp tìm người mua và bán được giá hơn chính mình tự bán. Sinh viên mới ra trường có thể nhờ cơ quan giới thiệu việc làm bán hộ sức lao động của mình theo đúng giá thị trường. Trên thị trường càng ngày càng có thêm người tham gia vào đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Người bán hàng chuyên nghiệp là nhà trung gian có thể làm tất cả các chức năng giao tiếp, nghiên cứu thị trường, thuyết phục và tư vấn cho người mua, vận chuyển, tồn kho, bảo hành, truyền tải thông tin hai chiều từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Người bán hàng là người góp ý đắc lực cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Kỹ Năng Bán Hàng Là Gì? Cách Nâng Cao Kỹ Năng Bán Hàng”

Ngày nay, người bán hàng rất nhạy bén với nhu cầu của người mua. Họ không còn ngồi một chỗ để bày hàng và chờ người mua tới mà tích cực lùng sục khách hàng ở mọi nơi, mọi chỗ, và tìm ra cách nào bán hàng tiện lợi nhất cho người mua.

Đặc điểm của nghề bán hàng

– Bán hàng liên quan đến kỹ năng giao tiếp.

– Bán hàng liên quan đến khả năng phải làm việc bên ngoài doanh nghiệp.

– Đối với khách hàng, người bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp. Người bán hàng truyền đạt các lợi ích của sản phẩm, tiến hành các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng… .trong hầu hết các công ty nhân viên bán hàng chính là cầu nói duy nhất, quan trọng với khách hàng.

– Người bán có khả năng giao tiếp với nhiều người và có điều kiện biết được thu nhập của họ.

Vì sao nghề bán hàng là cần thiết?

– Hàng hóa sản xuất mang tính xã hội nhưng tiêu dùng có tính cá nhân.

– Hàng hóa được sản xuất liên tục nhưng tiêu dùng không phải lúc nào cũng liên tục.

– Hàng hóa được sản xuất ở một nơi nhưng được bán ở nhiều nơi.

Nhân viên bán hàng là gạch nối đầu tiên và quan trọng nhất để kết nối quan hệ với khách hàng. Những kế hoạch marketing hay nhất sẽ không thành công nếu công tác bán hàng không hiệu quả. Khi sản phẩm đã ra thị trường, tất cả phụ thuộc một phần rất lớn vào đội ngũ bán hàng.

Nếu đội ngũ này không năng động, nhạy bén, biết cách đưa sản phẩm tới khách hàng hiệu quả nhất, sản phẩm sẽ thất bại. Vì vậy, đối với nhiều khách hàng, nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của công ty và sản phẩm họ bán ra.

II: Cách Nâng Cao Kỹ Năng Bán Hàng

Nắm vững về sản phẩm

Bất kể bạn làm việc cho công ty nào, việc am hiểu về dịch vụ/sản phẩm của công ty là cần thiết và gần như là bắt buộc, đặc biệt là ở vị trí bán hàng. Đặt trường hợp bạn là khách hàng, mà khi bạn hỏi và cần tư vấn về sản phẩm, dịch vụ người bán hàng còn không hiểu rõ để tư vấn cho bạn, liệu bạn có chấp nhận bỏ tiền ra để mua sản phẩm, dịch vụ đó? Chắc chắn là không. Khi hiểu biết đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của công ty, người bán hàng sẽ tư vấn nhanh gọn, đúng trọng tâm và có thể đề xuất giải pháp cho khách hàng hay điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. Ngoài việc hiểu rõ về sản phẩm của mình, người bán hàng cũng nên trau dồi thêm kỹ năng chốt sale trong bán hàng. Điều này sẽ giúp việc bán hàng của bạn tiến triển thuận lợi và giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ

Một mối quan hệ gần gũi tạo sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày và nhất là với nhân viên bán hàng, mối quan hệ thân thiết với khách hàng càng quan trọng. Tuy nhiên, để tạo dựng được một mối quan hệ thân thiết thực không dễ dàng, ngay cả những người hướng ngoại cũng có thể gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tức thì với những người lạ, vì không phải khách hàng nào tính cách cũng giống nhau, thực tế có những khách hàng khiến người bán hàng cảm thấy khó chịu. Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ nhanh chóng là tìm kiếm điểm chung trước khi thực hiện các bước liên hệ đầu tiên. Biết những gì khách hàng đang đối mặt như tình hình ngành nghề hoặc công ty và trò chuyện về nó sẽ giúp bạn có bước khởi đầu thuận lợi trong việc xây dựng mối quan hệ trước khi cố gắng đặt lịch hẹn.

Sử dụng mạng xã hội

Thực tế là các nhân viên bán hàng sẽ có nhiều thành công hơn nếu họ thành thạo kỹ năng bán hàng trên các mạng xã hội. Điều đó bắt đầu bằng việc hoạt động trên LinkedIn, Instagram, Facebook và các mạng, diễn đàn khác quan trọng đối với ngành hoặc doanh nghiệp của bạn. Chia sẻ những kiến thức, thông tin liên quan tới sản phẩm hoặc ngành hàng của bạn, sau đó theo dõi và tương tác, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Đây là cũng một kênh bán hàng hiệu quả hiện đang được các doanh nghiệp áp dụng nhiều hiện nay.

Kiên trì

Sự kiên trì cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng. Không phải khách hàng nào cũng mua sản phẩm của bạn và mua ngay từ lần đầu tiên tiếp cận, nhưng những người từ bỏ quá dễ dàng khi khách hàng tiềm năng không phản hồi sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch. Theo thống kê, trung bình một nhân viên bán hàng cần gửi khoảng 8 email cho khách hàng tiềm năng – người mà họ chưa từng nói chuyện trước đây – mới có thể nhận được phản hồi. Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là “tấn công” người mua bằng một cơn bão email đáng ghét. Tiếp cận với khách hàng bằng sự thoải mái, thỉnh thoảng hỏi thăm khách hàng, tư vấn những thông tin mới mặc dù họ chưa hồi âm là một cách để khách hàng biết, công ty bạn vẫn nhớ tới họ.

Đồng cảm sâu sắc

Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng hiểu cách khách hàng nghĩ và tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ. Bạn càng đồng cảm với khách hàng tiềm năng, bạn càng có thể dự đoán được những gì họ sẽ làm tiếp theo. Vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch trước để đảm bảo thỏa thuận diễn ra suôn sẻ. Chẳng hạn, nếu khách hàng cảm thấy muốn mua nhưng do dự vì vấn đề ngân sách tạm thời, bạn có thể chủ động đề xuất các kế hoạch thanh toán thay thế để chốt giao dịch nếu có sự đồng cảm sâu sắc.

Linh hoạt và nhanh nhẹn

Một số doanh nghiệp có sẵn các kịch bản để nhân viên bán hàng sử dụng khi gọi điện cho khách hàng, đây là khung xương để tiếp cận khách hàng. Nhưng một người bán hàng giỏi không chỉ giao tiếp với khách hàng như một con robot mà cần sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong từng tình huống. Sự linh hoạt trong cách nắm bắt vấn đề khách hàng gặp phải và kịp thời tư vấn cho khách hàng những gì họ cần là điểm cộng lớn, tạo ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng.

Thực tế không phải người bán hàng cứ sở hữu 6 kỹ năng trên là trở thành một người bán hàng giỏi, bán hàng là một nghệ thuật và đôi khi cần một cái duyên với khách hàng. Tuy nhiên việc trau dồi kỹ năng hoàn thiện mình không bao giờ là thừa.

Chúc các bạn thành công!

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *