Thứ Năm, Tháng Tư 25

Học CÁCH ỨNG XỬ trong cuộc sống hằng ngày

Kỹ năng giao tiếp vẫn thường được nhắc đến là kỹ năng không thể thiếu nếu muốn thành công. Sử dụng ngôn từ một cách thông minh, cư xử khôn khéo trong cuộc sống không chỉ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới mà còn giúp tạo dụng hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người xung quanh.

Dưới đây Tiếp bước thành công sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về Cách Ứng Xử trong cuộc sống hàng ngày hãy cùng đọc và áp dụng nhé!

Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

1. Kỹ năng ứng xử trong cuộc sốngHãy tiếp cận với mọi người ở nhiều góc độ khác nhau

Con người rất dễ bị ảnh hưởng và chi phối nhiều bởi những yếu tố cảm xúc dẫn đến khả năng xem xét và đánh giá tình huống một cách không hoàn toàn chính xác.

Vì thế khi học cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày bạn cần

  • Học cách CHẤP NHẬN
  • Học cách lắng nghe, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Đừng để ý kiến chủ quan che lấp
  • Tìm điểm chung tạo nên sự đồng cảm, gây dựng niềm tin
  • Xây dựng mối quan hệ thân tình.

2. Học cách nói “KHÔNG” để làm chủ cuộc sống – Cách ứng xử không ngoan trong cuộc sống

Học cách nói không - cách ứng xử khôn ngoan trong cuộc sống

Học cách nói “không” là thói quen mà bạn cần phải học ngày qua ngày để tạo cho mình có được một cảm giác thoải mái và bớt áp lực đối với mọi thứ xung quanh.

Nếu bạn vì “ngại” mà đồng ý với những việc mà bạn không thực sự có cảm giác thích thú, muốn làm việc với nó sẽ gây khó chịu trong tâm trí bạn, có thể sẽ làm cho bạn có nhiều cảm xúc tiêu cực, có thể làm bạn dễ dàng nóng giận một cách vô cớ với những người xung quanh.

Nói “không” giúp bạn giảm bớt căng thẳng, đồng thời nó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng đối với những việc mà bạn cảm thấy quá sức đối với bạn. Để từ đó, bạn có thể tập trung hoàn toàn vào việc làm mà bạn đang hướng đến, công việc cũng từ đó có hiệu quả một cách cao nhất. 

3. Biết giữ bí mật

Ai cũng có những bí mật riêng của mình. Việc bạn bè tin tưởng và thổ lộ với bạn bí mật của họ thì đừng bao giờ đem kể cho người khác dù họ có cho phép hay không. Một người biết cách ứng xử khôn ngoan là người biết nói đến đâu là DỪNG.

4. Biết chọn ngôn ngữ

Tùy cơ ứng biến, bạn sẽ lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn đạt ý kiến trái ngược hoặc phê bình. Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận. Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm giữa hai người.

5. Dũng cảm, chân thành nhận lỗi

Không nên đổ lỗi cho người khác, cũng đừng “cãi chày cãi cối” để tự bào chữa, biện hộ cho lỗi lầm của mình. Mặt khác, đừng bảo thủ cho rằng, bạn làm điều đó là tất nhiên nên chẳng có lỗi gì.

>>> Nên Học Kỹ Năng Mềm Ở Đâu?

Cách ứng xử trong cuộc sống

Những lưu ý cần tránh trong Cách Cư Xử trong cuộc sống hàng ngày

1. Bàn tán, nói xấu sau lưng

Đây là điều sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ tốt đẹp mà bạn đã cất công gầy dựng. Ở những nơi đông người, tránh nêu điểm yếu của người khác. Những thông tin này lan truyền sẽ dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng.

2. Ngạo mạn, xu nịnh

Đừng bao giờ gượng gạo lấy lòng, khom lưng uốn gối trước kẻ khác, hay ngạo mạn, cho mình là nhất. Bạn càng không nên dùng quyền uy để hạ thấp người khác, củng cố “ghế” của mình.

3. Có cái nhìn định kiến

Đừng coi thường, bỏ ngoài tai lời góp ý tận tình, từ chối tiếp nhận học hỏi cái mới. Bạn sẽ khó thành công khi cứ khư khư giữ lấy ý kiến giáo điều, sẵn sàng đồng tình với tư tưởng thiếu khách quan, nhìn phiến diện để “bới lông tìm vết” của người khác.

4. Hứa không suy nghĩ

Ồ, chẳng nên chút nào! Đừng khua môi múa mép, ba hoa chích chòe. Việc gì phù hợp với khả năng của mình mới nhận lời làm, kẻo mó vào “xôi hỏng bỏng không”. Nếu làm không được, cử thẳng thắn bày tỏ, đừng lấp lửng.

5. Có việc mới nhớ đến

Ngày lễ, Tết, bạn nên ghé thăm họ hàng, bạn bè để luôn thắt chặt mối quan hệ khắng khít. Không nên chờ có việc mới đến.

6. Không kể công với người khác

Bạn có thể giúp đỡ người khác tùy theo khả năng của mình, nhưng đừng bao giờ lên tiếng kể công với họ. Điều này sẽ khiến người được giúp cảm thấy day dứt như đang mang nợ, có thể gây phản cảm với mọi người. Thay vì như thế, hãy nghĩ đến những gì người khác đã giúp đỡ mình, dù việc rất nhỏ. Điều này có thể giúp bạn thắt chặt thêm tình cảm với mọi người và biểu hiện một phẩm chất đẹp trong cuộc sống

Và một số những quy tắc cần nớ:

  • Ở nhiều nơi coi việc đặt điện thoại lên bàn trong lúc nói chuyện là mất lịch sự, thiết bị thông minh với đủ các kiểu lôi kéo bạn chú ý đến các dòng thông báo các tin nhắn…. khiến bạn phân tâm, hơn hết là làm người đối diện cảm thấy khó chịu vì thiết bị thông minh ấy quá quan trọng với bạn.
  • Không nên đến nhà ai đó mà không hẹn trước trừ những chuyện thật sự gấp.
  • Bạn của bạn gặp người quen, họ chào nhau và bạn cũng nên mỉm cười và chào lại, đó là phép lịch sự có lợi cho mối quan hệ của bạn được kết nối rộng hơn.
  • Nếu không quá thân thì bạn không nên vừa cười nói vừa nhìn vào mặt người đó.
  • Nếu gặp người mới quen, bạn không nên hỏi về các vấn đề như và : tuổi tác (nhất là phụ nữ), tài sản, tình yêu, tôn giáo,…
  • Đi bộ phía bên trái là để nói với người con gái ấy bạn đủ sức mạnh để bảo vệ cô ấy.
  • Đối với phụ nữ thì việc đàn ông hút thuốc không hề gây được chút thiện cảm nào cả, nếu cần 1 điếu thuốc hoặc là bạn đi vào nhà vệ sinh hoặc là hỏi ý người phụ nữ ấy.
  • Đừng quên nói lời cảm ơn đến người đã giúp bạn.
  • Nói không với giày bẩn, không những giày bạn phải sạch mà đôi tất bạn mang cũng phải sạch, đừng để cuộc nói chuyện trở nên gượng gạo chỉ vì đôi giày trong chân bạn bốc mùi.
  • Là người con trai đứng đắn lịch sự bạn không nên đụng vào người phụ nữ mà chưa được phép.
  • Hành động khiếm nhã và gây chia rẽ có lẽ là xâm chiếm riêng tư của người khác, mỗi người đều có một bí mật riêng mặc dù không có bí mật hay điều gì cần che giấu thị họ cũng không thích bị lục lọi hình ảnh, tin nhắn trong điện thoại và vật dụng cá nhân. Ngay cả phụ huynh cũng nên tôn trọng quyền riêng tư của con cái, khi chưa có sự đồng ý.
  • Nước hoa tạo nên mùi hương và cá tính của bạn. Nhưng nên nhớ sử dụng điều độ và hợp lý để tránh làm người khác khó chịu vì bạn
  • Lái xe nhanh làm nước bắn tung tóe hẳn ai cũng biết điều này không văn minh, nhưng nếu sơ ý thì hãy dừng xe xin lỗi họ.
  • Nói chuyện lan man không có nội dung cụ thể, làm người nghe cảm thấy mất thời gian nghe bạn nói, ngay cả khi gọi điện thoại bạn cũng nên tập trung vào chủ đề chính mà bạn cần nói mà thôi.

Trên đây là một số kỹ năng cách ứng xử trong cuộc sống giúp bạn luôn ghi điểm trong mắt những người xung quanh. Mong rằng những chia sẻ của @Tiếp bước thanh công trong bài viết hữu ích với bạn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *