Năng động là gì? Năng động sáng tạo là gì? Vì sao mỗi người cần phải rèn luyện tính năng động sáng tạo và cần phải làm gì để có thể năng động sáng tạo. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Tiếp bước thành công nhé
1. Năng động là gì? Sáng tạo là gì? năng động sáng tạo là gì?
Năng động là chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm. Là luôn có những hành động tích cực, làm việc một cách nhiệt huyết, luôn cố gắng làm mọi việc hết sức để tác động với những sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta nhằm thực hiện tốt những công việc đã định.
Sáng tạo là gì?
Sáng tạo là luôn say mê, tìm tòi nghiên cứu để tạo ra cái mới về vật chất, tinh thần, cách giải quyết mới mà không phụ thuộc vào cái trước đó đã có..
Khi hai tính cách này kết hợp với nhau sẽ trở thành một phẩm chất vô cùng quý giá và rất cần thiết cho mỗi một con người.
– Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đính và đạt được kết quả cao. Tạo ra những kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
– Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của con người trong học tập, lao động và cuộc sống. Mỗi người cần tìm ra cách học mới cho bản thân, biết vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
>>>>>>>>>>>>> Học hành chính nhân sự ở đâu tốt nhất TPHCM?
2. Năng động sáng tạo được thể hiện như thế nào?
Những hành vi thể hiện sự năng động sáng tạo như:
- Chủ động tìm kiếm cơ hội, không thụ động, ỉ lại
- Không ngừng tìm kiếm và xây dựng những cái mới, không ngừng phát triển
- Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức
- Luôn tìm cách thay đổi để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn
- Có những ý tưởng mới, tiên phong, độc đáo
- Xử lý mọi chuyện cởi mở, không nhất thiết phải theo lối mòn,…
3. Năng động sáng tạo mang lại những lợi ích gì?
Năng động sáng tạo giúp bứt phá giới hạn bản thân
Có những việc bạn không hề biết bản thân có làm được hay không hoặc luôn luôn lo sợ. Người năng động sáng tạo sẽ tìm mọi cách khám phá bản thân, khám phá năng lực, tìm kiếm cơ hội cho mình. Họ luôn có niềm tin vào bản thân, sẵn sàng đổi mới, làm những việc trước đó không dám. Họ không còn lo lắng, hay bị tác động bởi những người khác.
Tiên phong dẫn lối
Nếu ai cũng cứ ì ra, không chịu đổi mới, sáng tạo thì sẽ ra sao? Hãy tích cực tìm ra cái mới, cái hay, tăng thêm sự phong phú và thúc đẩy tư duy nhạy bén,… Khi đó, bạn trở thành người tiên phong, người đi đầu, trong việc tìm kiếm cái mới.
Thành công hơn, được đánh giá cao hơn
Xã hội ngày càng phát triển, càng đổi mới. Do đó, năng động sáng tạo là yếu tố cực cần thiết và quan trọng. Khi năng động, sáng tạo, bạn sẽ chủ động trong mọi việc, không bị tụt lùi. Càng năng động và sáng tạo, bạn càng thấy nhiều điều hay ho, từ kiến thức tới kỹ năng.
Thúc đẩy cuộc sống phát triển
Khi năng động, sáng tạo được phát huy và vận dụng, cuộc sống sẽ trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Cũng nhờ sáng tạo mà biết bao trang thiết bị hữu ích, tiên tiến được ra đời. Rất nhiều phát minh đã làm thay đổi cuộc sống.
»»»» Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt
4. Làm sao để năng động sáng tạo?
Tự tin vào chính mình
Nếu không có niềm tin thì liệu rằng bạn có thể làm được gì? Không có gì tồi tệ bằng việc chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại, khó khăn. Trước khi làm một công việc gì bạn hãy xác định được những ưu, nhược điểm, sở trường, kỹ năng của bạn.
Năng động sáng tạo không phải là việc mà bạn lao ngay vào nghiên cứu và thực hiện một cái mới hoàn toàn mà bạn hãy tìm tòi những cái mới dựa trên những cái có sẵn đang tồn tại xung quanh bạn.
Ví dụ như bạn thay đổi cách thức làm việc, nếp sống, thay đổi suy nghĩ… Chính sự thay đổi này sẽ tạo ra những cơ hội sáng tạo. Chỉ cần bạn dám thay đổi thì bạn sẽ nhận được cái mà người không dám thay đổi không có được.
Không ngại thử sức ở vị trí hay lĩnh vực mới
Tâm lý chung của mọi người hiện nay là ngại làm những gì mới mẻ, bởi nó có đôi lúc sẽ khó khăn và bản thân mình lại chưa có kinh nghiệm làm việc ấy. Nhưng nếu bạn muốn thăng tiến nhanh trong công việc thì hãy coi bạn chưa từng biết. Nghe có vẻ nhiều khó khăn, nhưng thành công nào mà không trải qua những khó khăn. Bạn hãy mạnh mẽ và đừng ngại làm một công việc, lĩnh vực mới. Biết đâu đó công việc mới ấy lại giúp ích rất nhiều cho bạn trong tương lai.
Bạn hãy tham gia vào những câu lạc bộ hay những cuộc thi, đề tài khoa học, phát minh, sáng chế…đòi hỏi sự sáng tạo để có thể tạo thói quen cho bản thân mình.
Làm việc với những người có cùng mục tiêu
Làm việc với một cá nhân khác hoặc có thể là một nhóm người từ 3 – 5 người, thì bạn có thể nghe được những ý kiến khác nhau. Cung một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác, nếu bạn có thể biết được những cách nhìn nhận khác thì bạn có thể phát huy sự sáng tạo của mình
rất nhiều.
Những người chung mục tiêu có thể là bạn bè, đồng nghiệp nhằm hợp tác để giải quyết một vấn đề chung. Để có thể nhiều phương án giải quyết vấn đề và kích thích khả năng tư duy độc lập thì mỗi thành viên phải tự đưa
ra một giải pháp, một cách nhìn nhận riêng rồi sẽ họp đưa ra để thảo luận
xem cách tiếp cận vấn đề nào là tốt nhất.
Tham khảo ý kiến người có kinh nghiệm
Đôi khi chìa khóa để mở cánh của sáng tạo lại chính là những lời chỉ dẫn của những người đi trước đã có kinh nghiệm. Khi bạn gặp một vấn đề khó giải quyết thì bạn hãy tham vấn những người có kinh nghiệm đi trước để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Như thế bạn sẽ tự tạo ra được sự quyết đoán và mạnh dạn hơn trong công việc và cuộc sống.
Luôn tự kiểm tra công việc của mình
Sau khi giải quyết xong một vấn đề hay công việc nào đó thì bạn nên đặt ra những câu hỏi xung quanh những công việc đã hoàn thành ấy. Liệu bạn hoàn thành công việc đó đã nhanh nhất chưa, còn cách giải quyết nào nhanh hơn mà không bị tốn công sức nhiều như cách giải quyết hiện tại hay không? Hay thậm chí bạn nên nhìn lại những mục tiêu và lộ trình bạn đặt ra trước đó có liệu thực sự đã đúng chưa? Có nên thay đổi không?
Trong trường hợp xuất hiện những rủi ro mà bạn không mong muốn thì đã cách
giải quyết vấn đề đó như thế nào? Việc này khiến bạn chủ động và sáng suốt hơn trong mọi khía cạnh nhìn nhận mọi thứ.
Nếu làm xong mỗi một công việc mà bạn nhận được ra những vấn đề cần phát huy hay cần chỉnh sửa thì bạn thật sự đã bước đàn đến sự thành công rồi đó.
Suy nghĩ và hành động
Đừng để những ý tưởng của bạn trong đầu, mà hãy phát triển nó thành những thứ thực tế hơn. Không phải là tất cả những bạn hãy đảm bảo rằng những suy nghĩ ấy thành hành động khi có điều kiện thích hợp. Chỉ có cách đó bạn mới có thể chứng minh được thực tiễn trong sáng tạo của mình không phải là những suy nghĩ viển vông, vô tác dụng.
Mỗi cá nhân phải tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để dễ dàng thích ứng với sự phát triển của xã hội và năng động sáng tạo là một trong số đó. Hãy áp dụng sự năng động sáng tạo vào công việc của bạn để có thể đi trên con đường thành công!
Xem thêm: