Thứ Ba, Tháng Mười 8

Tự lập là gì? Học cách sống tự lập

Có một câu nói nổi tiếng rằng “Trong cuộc sống này hãy học cho mình chữ “Tự”, đó là tự khóc tự lau, tự đau tự chịu, tự bước đi trên còn đường của mình và tự lập trong cuộc sống khó khăn này!”. Có mấy người hiểu hết ý nghĩa sâu xa trong những ý tứ được nhắc đến trên đây?
Vậy tự lập là gì , muốn học cách sống tự lập cần chuẩn bị những gì? Tiếp bước thành công sẽ gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây nhé!

1, Tự lập là gì ?

Tự lập là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mình chọn chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác. Tự lập là một đức tính tốt, người tự lập thường được mọi người yêu quý vì họ luôn tự biết cách xoay xở khi khó khăn, là điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh.
Người tự lập không thích ỷ lại hay dựa dẫm bởi như vậy họ sẽ cảm thấy bản thân trở nên vô dụng, cuộc sống của họ cũng vì thế mà mất đi ý nghĩa. Tự lập là yếu tố ai cũng cần có để trưởng thành và sống cuộc đời mình mong muốn.
Trong cuộc sống, tự lập còn là một trong số những “chìa khóa” quan trọng để quyết định thành công, quyết định tương lai của một người. Đức tính này giúp chúng ta trở nên chín chắn, thận trọng và biết suy tính nhiều hơn; nhờ vậy chúng ta có thể đạt được thành quả như ý trong công việc.

2, Lợi ích của việc Tự Lập

Ngay cả những người tài năng, giàu trí tuệ nổi tiếng nhất trên Thế Giới như: Bill Gates, Steve Job,… cũng vươn tới thành công nhờ sự tự lập. Đây là những minh chứng sáng về tài năng, sự nỗ lực và không ngừng tự mình tìm kiếm cơ hội, con đường đi để phát triển. Tự lập mang lại những giá trị sống vô giá:
Sống có trách nhiệm và phát triển bản thân
Khi bản thân đã rèn luyện, hình thành được đức tính tự lập, bạn sẽ biết tự sống có trách nhiệm với những việc mình đã hứa. Bạn cũng không đổ lỗi cho người khác trước kết quả không mấy tốt đẹp. Trước những mục tiêu, hoài bão lớn lao, bạn sẽ tìm cách tự lên kế hoạch, hành động để vượt qua khó khăn. Đây là tiền đề giúp mỗi con người khai phá sức mạnh trí tuệ của bản thân, phát huy cá tính sáng tạo. Nếu bạn hỏi sống tự lập có giá trị như thế nào thì bạn đã tìm ra được một trong những câu trả lời rồi đấy!
Thúc đẩy cánh cửa của thành công
Người có tính tự lập, ắt sẽ đạt được thành tựu. Tự lập chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá vòng an toàn của bản thân để thành công. Trước những chông gai, thử thách, bạn sẽ bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng đắn.
Luôn làm chủ cuộc sống
Điều này không cần bài cãi. Bởi người làm chủ cuộc đời mình, chính là người sống có mục đích của riêng mình, không chờ đợi sự “ban phước” từ người khác. Tính tự lập còn giúp bạn tự làm chủ được năng lực, tri thức của bản thân để sử dụng vào những mục đích tốt đẹp. Nhờ vậy, bạn luôn đứng vững trước những “ngã rẽ” bất ngờ của cuộc sống.
Hơn hết, giá trị của sự tự lập sẽ không mai một nếu như bạn truyền tinh thần ấy tới những người xung quanh. Những người sống tự lập sẽ trở thành tấm gương được tất cả mọi người kính trọng và yêu quý.
»»»» Nên Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

3, Học cách sống tự lập như thế nào

Dù bằng cách này hay cách khác, có lẽ đứng trước ngưỡng cửa trở thành người lớn, ai cũng mong muốn được bắt đầu một cuộc sống tự lập

PHẦN 1: SUY NGHĨ ĐỘC LẬP

1. Chấp nhận bản thân.
Bạn không thể có được sức mạnh hay sự độc lập nếu bạn không thể sống với chính mình. Bạn cần phải thỏa hiệp được với chính mình, với cơ thể, tính cách, quan điểm, lựa chọn hay với cuộc sống, với những người đã làm nên cuộc sống của bạn…
 
Đừng bao giờ chối bỏ bản thân. Nếu đã từng mắc phải sai lầm thì đừng vội buông bỏ mà hãy coi đó là một bài học, một kinh nghiệm cho chính mình. Nỗ lực hơn nữa để trở nên tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là bạn phải biết yêu chính mình.
 
2. Tin tưởng vào bản thân.
Nếu ngay cả bạn còn không tin chính mình thì ai có thể? Mỗi người chúng ta đều khác nhau với những quan điểm khác nhau. Không ai có thể quyết định cuộc đời thay cho bạn và tất nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với quan điểm của bạn.
Tin tưởng vào quyết định của mình – thậm chí nếu nó không đúng như mong muốn của một số người – đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với quyết định đó, như vậy, bạn mới thể tự lập được.
 
Nếu bạn không thể tin tưởng vào chính mình, bạn sẽ luôn dè dặt, phân vân trước mỗi lựa chọn, và bạn liên tục nhờ người khác quyết định giùm mình, dần dần nó sẽ thành thói quen và bạn cứ dựa dẫm mãi vào người khác như vậy.
3. Hòa hợp với xã hội.
 
Những người sống độc lập là những người nhìn thế giới vào cả hai mặt tốt và xấu của nó và ý thức được đâu là lựa chọn đúng đắn – là phải mạnh mẽ và tự đứng trên đôi chân của mình.
 
Tự lập không có nghĩa là bạn không tin vào bất cứ ai, cũng không phải cho rằng bạn là nhất. Hòa hợp với xã hội tức là chấp nhận nó cùng với mọi thứ rắc rối xung quanh, rồi bạn sẽ thấy rằng ngoài kia có hàng ngàn hàng vạn cách sống khác nhau – bạn cũng có cách riêng của mình chứ không phải bắt chước một ai đó.
 
4. Độc lập về cảm xúc.
 
Sẽ không sao cả nếu bạn cần một ai đó để động viên tinh thần, có thể là bố mẹ, là bạn trai hay bạn gái, hoặc là những người bạn thân.
 
Đó là điều rất bình thường vì ai cũng cần có sự cổ động như một sự tiếp thêm sức mạnh nhưng bạn không nên coi đó là động lực vì chắc chắn bạn cũng biết rằng những người đó một ngày nào đó cũng sẽ rời xa bạn vì một lý do nào đó. Người duy nhất còn ở lại với bạn là chính bạn, hãy dựa dẫm vào chính mình.
 
5. Bản thân chính là động lực
 
Thành công do bạn làm nên là của chính bạn chứ không nên dành cho ai khác. Những người thành công nhất trên thế giới không phải là những người tài giỏi nhất hay những người luôn tỏa sáng, những người đẹp nhất, mà là những người luôn dựa vào chính mình để đi lên, họ quý trọng những gì họ có và những chiến thắng họ đã đạt được dù lớn hay nhỏ.
 
Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, mong muốn đó phải là để làm hài lòng bản thân chứ không phải để làm hài lòng các vị phụ huynh hay do bạn sợ các lời dị nghị xung quanh.
 
Đừng đặt mục tiêu làm bất cứ điều gì chỉ vì muốn gây ấn tượng với người khác mà hãy làm điều đó vì chính mình.
 
6. Mình chính là người hùng.
Bạn có thể lấy ai đó làm hình mẫu cho mình vì bạn rất ngưỡng mộ tài năng, con người hay vì bất cứ điều gì từ họ.
Tuy nhiên, đừngquên nhìn lại bản thân và làm mới chính mình thay vì cố gắng làm cho giống họ. Nếu bạn không thể tự tạo nên chính bản thân bạn thì bạn không thể tự lập được.
7. Chấp nhận rằng cuộc sống là không công bằng.
 
Cuộc sống thực sự không như những gì bạn đọc từ sách, coi trong phim,.. đó không phải là truyện cổ tích, nơi kẻ xấu thì bị trừng phạt và người tốt được yêu mến. Thực tế, bạn có thể bị phân biệt đối xử vì bạn không có nhiều tiền, bạn không đẹp, bạn quá khác người hay vì những lý do khác.
 
Nhưng điều đó không phải là tất cả, quan trọng là bạn phải là chính mình, tự tin vào bản thân và làm những điều mình muốn, những điều mình mong mỏi trong cuộc sống của mình.
STT hay cuộc sống
8. Ngừng quan tâm về việc người khác nghĩ gì.
 
Đây là điều quan trọng nhất trong việc tạo nên tính cách tự lập. Nếu bạn cứ mãi để ý cái cách người ta nhận xét về cuộc sống của bạn, bộ đồ hôm nay bạn mặc, nghề nghiệp của bạn hay bất cứ quyết định gì của bạn thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng và vui vẻ. Chỉ cần đó là điều bạn thích và bạn muốn thì những thứ khác cũng không quan trọng.
 
9. Đừng nghĩ rằng bạn là nhất, mà hãy chứng minh điều đó nếu có.
 
Suy nghĩ của bạn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc tạo động lực cho bản thân. Tuy nhiên, từ suy nghĩ đến hành động cũng là một quãng đường khá khó khăn. Nhưng nếu bạn có niềm tin tuyệt đối và tinh thần mạnh mẽ thì bạn sẽ làm được.
 
10. Học hỏi.
 
Cố gắng học hỏi từ mọi nguồn, từ sách vở, báo chí, bạn bè,… tiếp thu kiến thức từ tất cả các nguồn mà bạn có thể. Nhìn nhận vấn đề từ cả 2 khía cạnh tốt và xấu sau đó mới đi đến quyết định.
Bạn có thể đặt mục tiêu đọc sách càng nhiều càng tốt, học hỏi càng nhiều bạn sẽ có suy nghĩ độc lập hơn. Đừng bao giờ quyết định làm gì chỉ vì ai đó nói với bạn rằng bạn nên, trừ khi bạn cũng thích làm điều đó.

PHẦN 2: HÀNH ĐỘNG ĐỘC LẬP

1. Duy trì mối quan hệ vững chắc.
Độc lập không có nghĩa là bạn bỏ tất cả đi hết và sống một mình. Ngược lại, bạn cần phải duy trì và làm cho mối quan hệ gần gũi, khăng khít hơn nữa. Hãy luôn ở cạnh người đó mỗi khi họ cần bạn.
Hãy là một người đáng tin cậy, là chỗ dựa cho họ nếu họ cần. Đôi khi, bạn còn học được cách giải quyết một số vấn đề tương tự từ kinh nghiệm của bạn bè.
 
2. Độc lập tài chính.
 
Điều này tất nhiên là rất khó nhưng muốn sống tự lập thì trước hết, bạn cần phải độc lập về tài chính. Nếu còn là học sinh, sinh viên thì hãy đi làm thêm và học cách tiết kiệm. Có thể cuộc sống sẽ không thoải mái như trước đây nữa nhưng bạn sẽ tự lập hơn.
 
3. Không dễ dãi với chính mình.
 
Bạn cần phải cố gắng, nỗ lực hết sức khi làm việ dù cho đó là việc lớn hay việc nhỏ. Và đối với các cô gái, đừng dựa dẫm vào bất kỳ người đàn ông nào. Nếu bạn có thể tự làm bằng sức mình, vậy hãy thực hiện ngay chứ đừng chờ đợi người khác giúp mình.
 
4. Tự thân vận động
 
Đây cũng là một bước khó khăn trong hành trình sống tự lập của bạn, nhưng hãy cố gắng. Bạn không cần phải nhờ ai đó đưa đến chỗ làm vì bạn cũng có thể tự đi 1 mình. Bạn cũng không cần phải có người đi cùng đến siêu thị chỉ vì bạn cần mua một chai sữa tắm….
 
5. Loại bỏ những ảnh hưởng xấu trong cuộc sống của bạn.
 
Nhưng đừng bỏ bạn bè của mình trừ khi điều đó là cần thiết. Hoặc bạn có thể tìm cách giữ khoảng cách vừa đủ.
 
6. Tiết kiệm tiền.
 
Hãy tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Khoản tiền này có thể giúp bạn vào những lúc nguy cấp bởi vì cuộc sống rất khó lường. Bạn có thể tiết kiệm mỗi tháng 1 khoản vừa phải và nếu cuối tháng còn dư nhiều thì hãy cất lại, đừng vội chi tiêu cho những thứ vô bổ.
 
7. Đăng ký thẻ ngân hàng cho riêng mình.
 
Đây không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà bạn còn được tự do về tài chính. Hơn nữa, nhiều công ty có thể yêu cầu trả lương qua thẻ ngân hàng nên sẽ không là mất thời gian để làm một thẻ ngân hàng cho chính bạn.
 
8. Bắt đầu con đường sự nghiệp.
 
Thử nghiệm các nghề khác nhau và bạn sẽ tìm ra đâu là điều bạn thích nhất. Làm công việc bạn yêu thích sẽ giúp bạn có mục tiêu, có chí hướng và thành công hơn.
 
9. Tìm kiếm đam mê.
 
Niềm đam mê sẽ làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn và giúp bạn biết được những gì bạn thực sự muốn trong cuộc sống.
 
10. Lên kế hoạch cho chính mình.
 
1 ngày của bạn có thể chỉ diễn ra xung quanh những người bạn phụ thuộc, tùy vào nhu cầu của họ chứ không phải là nhu cầu của bạn. Hãy lên danh sách những điều bạn muốn làm và lên kế hoạch để thực hiện những điều đó.
 
11. Cảm ơn những người đã giúp đỡ mình.
Bạn không cần phải từ chối sự giúp đỡ một cách ngang ngược sự giúp đỡ từ người khác nếu điều đó là cần thiết.
Nếu họ thực sự muốn giúp bạn, hãy chấp nhận và sau đó cảm ơn họ thật chân thành. Điều đó sẽ không khiến bạn bớt độc lập đâu.
 
12. Không chạy theo xu hướng.
 
Mặc những gì bạn cảm thấy thích và thoái mái, ăn những gì bạn thấy ngon, hợp khẩu vị của bạn và nói nhưng gì bạn muốn nói. Không cần phải ép mình theo lối sống của người khác.
 
13. Dành thời gian cho những người có suy nghĩ khác bạn.
 
Hãy thử làm bạn với những có quan điểm sống, có cách sống khác bạn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng lạ lẫm đối với thế giới mới này. Và có thể bạn sẽ tìm được cách giải quyết cho vấn đề bạn đang vướng mắc.
 

PHẦN 3: LÀM CHỦ CUỘC SỐNG

1. Học lái xe.
Nghe có vẻ buồn cười nhưng nó thực sự không hề vô nghĩa như bạn nghĩ. Bạn sẽ không bao giờ tự lập hoàn toàn nếu bạn cứ mãi dựa dẫm vào bố mẹ, anh chị hay người yêu để đưa bạn đi và đón bạn về hàng ngày.
Nếu bạn phải đi học xa, ví dụ một thành phố lớn nào đó, ban cần phải tự đưa chính bản thân mình đến trường chứ không nên mong chờ một ai khác. Bạn không có phương tiện di chuyển riêng? Đó không phải là vấn đề, bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng.
 
2. Tự tìm tòi, nghiên cứu trước khi hỏi han giúp đỡ xung quanh.
Trong cuộc sống, bạn tránh không khỏi khó khăn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tự tìm cách giải quyết trước khi tìm một ai đó để giúp đỡ.
3. Học cách xử lý những vấn đề đơn giản trong nhà.
Tìm hiểu những điều đó thực sự không quá khó khăn bởi vì thông tin về những vấn đề này tràn lan trên mạng, hay bạn cũng có thể hỏi bố mẹ, bạn bè để sau đó tự mình áp dụng. Bạn không thể tự lập nếu cứ gọi cho bố mẹ, gọi cho bạn bè, … chỉ để bắt một con gián, thay một cái bóng đèn,…
 
4. Tự nấu ăn.
 
Bạn có thể nấu ăn không ngon, nhưng học cách tự nấu ăn sẽ tốt cho cuộc sống độc lập của bạn hơn. Không chỉ tiết kiệm tài chính mà còn khiến cho bạn cảm thấy bạn có thể tự làm mọi việc mà không phụ thuộc vào ai khác.
5. Học cách cân đối tài chính.
 
Bên cạnh việc tiết kiệm tiền bạc thì bạn cần phải chi tiêu một cách hợp lý với số tiền bạn có. Lên danh sách những thứ cần mua mỗi tháng hoặc mỗi tuần. Nếu bạn thực sự muốn mua thứ khác quá ngân sách của mình thì hãy tiết kiệm dần dần để mua.
 
6. Không phụ thuộc vào thiết bị định vị để tìm đường
 
Sẽ ra sao nếu điện thoại bạn hết pin và bạn đang tìm đường đến nhà hàng nơi mà bạn hẹn gặp bạn bè? Trước khi đi đâu đó mà bạn không biết dường, dành một chút thời gian để xem đường đi để không gặp phải tình huống như trên.
 
7. Làm quen với việc hành động một mình.
 
Nếu bạn thực sự tự lập, vậy bạn không cần phải có ai đó để giúp đỡ bạn trong mỗi một công việc nhỏ bé hay để thử điều gì đó mà bạn đang rất thích.
 
8. Kiên nhẫn.
 
Bạn cần phải có thời gian để thực sự trở nên độc lập hoàn toàn, không điều gì có thể hoàn thành ngày một ngày hai được.
kìm nén cơn giận
 
Bạn đã hiểu trọn vẹn ý nghĩa của tự lập là gì và sống tự lập có giá trị như thế nào chưa? Hãy luôn nhớ rằng, ai cũng cần phải có tính tự lập và không ngừng vun đắp nó trong suốt hành trình dài sống, học tập, cống hiến.
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *