Bản mô tả công việc là thứ đầu tiên bạn đọc khi xem tin tuyển dụng để xem liệu yêu cầu công việc có phù hợp với trình độ của bạn hay không.
Vậy thì cụ thể bản mô tả công việc là gì? Nội dung và các bước xây dựng bản mô tả công việc ra sao? Hãy cùng mình giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
I. Bản Mô Tả Công Việc Là Gì?
Bản mô tả công việc là văn bản mô tả các nhiệm vụ, công việc, trách nhiệm mà một người phải thực hiện khi đảm nhận vị trí công việc đó. Các mẫu mô tả công việc được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau có thể kể đến như: Tuyển dụng, giao việc, đánh giá công việc, v.v.
Ví dụ về bản mô tả công việc
1. Giới thiệu
Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng nhằm đạt được mục tiêu tăng doanh số và lợi nhuận của công ty.
2. Mô tả công việc
- Tìm hiểu, nghiên cứu về các sản phẩm của công ty để có thể giới thiệu, tư vấn và giải đáp các câu hỏi của khách hàng về sản phẩm của công ty.
- Đàm phán và thương lượng giá cả, hợp đồng và hoàn thành đơn hàng với khách hàng và giúp họ ký kết hợp đồng.
- Chăm sóc sau bán hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Tìm kiếm nguồn khách hàng mới để xây dựng dữ liệu, mở rộng mối quan hệ và phát triển.
- Thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công.
3. Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp đại học về chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh…
- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc
- Có khả năng giao tiếp tốt và khả năng xây dựng các mối quan hệ
- Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng
4. Quyền lợi và Thu nhập (Lương cơ bản + hoa hồng + thưởng)
- Được làm việc trong môi trường làm việc năng động với đầy đủ an sinh xã hội, BHYT, BHTN theo luật lao động hiện hành, được đào tạo chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến
- Tham gia các hoạt động tập thể của công ty như du lịch, xây dựng đội nhóm và các sự kiện.
5. Lương của Nhân viên Kinh doanh
Hiện mức lương trung bình của một nhân viên kinh doanh trên thị trường khoảng 11 triệu đồng. Mức lương phổ biến nhất là từ 7 triệu đến 12 triệu đồng.
»»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online Ở Đâu Tốt Nhất?
II. Mục Đích Của Bản Mô Tả Công Việc
Mục đích của bản mô tả công việc là giảm thời gian cho nhà tuyển dụng xem xét đơn ứng tuyển và chỉ nhắm mục tiêu đến những ứng viên phù hợp nhất với công việc. Ngoài ra, bản mô tả công việc được cung cấp giúp ứng viên tự đánh giá mức độ phù hợp của mình trước khi ứng tuyển vào vị trí ứng tuyển.
III. Nội Dung Của Bản Mô Tả Công Việc
1. General information (Thông tin chung)
- Job title (Chức vụ)
- Department (Bộ phận)
- Report to (Báo cáo cho)
2. Job overview (Tổng quan về công việc)
3. Main responsibilities (Trách nhiệm chính )
- Main task (Nhiệm vụ chính)
- Specific jobs(Công việc cụ thể)
4. Requirements (Yêu cầu)
- Education (Trình độ học vấn)
- Work experience (Kinh nghiệm)
- Skills (Kỹ năng)
- Other (Yêu cầu khác)
IV. Các Bước Xây Dựng Bản Mô Tả Công Việc
Bước 1: Lập kế hoạch
Nhà tuyển dụng cần xác định rõ cần phải làm gì nếu họ muốn tạo một bản mô tả chi tiết. Các kế hoạch thường được thiết kế để trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích của công việc này là gì?
- Người lao động có nghĩa vụ gì ở vị trí này?
- Tiêu chí đánh giá kết quả công việc là gì?
- Ứng viên được hưởng những quyền lợi gì trong công việc?
- Cơ hội để thăng tiến ra sao?
- Xác định những gì bạn cần nhấn mạnh trong bản mô tả công việc của mình.
Bước 2: Thu thập thông tin
Thu thập thông tin này sẽ giúp xác định lại vị trí và vai trò của công việc mà ứng viên đang ứng tuyển. Điều này không chỉ bao gồm thông tin nội bộ mà còn bao gồm thông tin về các công ty khác trên thị trường.
Cụ thể, bạn có thể so sánh mức lương và chế độ phúc lợi để đảm bảo độ phù hợp. Điều này là do các ứng viên đã tìm hiểu rất kỹ giữa các đơn vị khác nhau khi tìm việc và so sánh qua lại để tìm ra điểm đến tốt nhất cho mình.
Bước 3: Phác thảo bản mô tả
Khi bạn đã có trong tay đầy đủ thông tin về công việc, hãy bắt đầu phác thảo sơ bộ để xem xem các đầu mục có còn thiếu gì không, đủ và phù hợp với cơ sở dữ liệu đã chỉ định trước đó hay không.
Bước 4: Mô tả chi tiết
Trên cơ sở bản phác thảo đã duyệt được thống nhất giữa các bộ phận liên quan sẽ tiến hành mô tả chi tiết để có được bản mô tả công việc hoàn hảo nhất.
V. Mẫu Bản Mô Tả Công Việc Ở Một Số Vị Trí
1. Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh
2. Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng
3. Bản mô tả công việc nhân viên nhân sự
- Bản mô tả công việc nhân viên marketing
- Bản mô tả công việc nhân viên kế toán
- Bản mô tả công việc nhân viên lễ tân
VI. Lợi Ích Của Bản Mô Tả Công Việc Là Gì
- Bản mô tả công việc giúp nhà tuyển dụng giảm bớt thời gian lựa chọn ứng viên. Nhắm mục tiêu các ứng viên tốt nhất cho công việc.
- Bản mô tả công việc giúp người quản lý có cơ sở cho việc phân công công việc, theo dõi tiến độ, tuyển dụng, đào tạo và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
- Mô tả công việc giúp ứng viên tự đánh giá năng lực của mình trước khi ứng tuyển vào vị trí.
- Bản mô tả công việc cung cấp cơ sở để người lao động hiểu rõ về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công việc và các quyền và nghĩa vụ liên quan đến công việc.
Một bản mô tả công việc chất lượng và hiệu quả giúp doanh nghiệp có nhiều ứng viên chất lượng hơn. Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bản mô tả công việc như một số mẫu mô tả công việc cho một vài vị trí. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
- Tổng Hợp Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Xuất Nhập Khẩu – Logistics
- Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột Trong Tổ Chức, Nhóm
- 7 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả
- Soạn Thảo Văn Bản Là Gì? Cách Soạn Thảo Văn Bản Chuyên Nghiệp
Mô tả công việc chính,quan trọng nhất