Thứ Ba, Tháng Mười 8

4 phẩm chất người quản lí cần rèn luyện

Là một nhà quản lý xuất sắc, người quản lý cần có “uy quyền” nhất định, bảo đảm công việc quản lý được chấp hành nghiêm chỉnh, khiến cho việc quản lý hiệu quả và thúc đẩy mục tiêu thành tích của doanh nghiệp. Nhưng một số người quản lý doanh nghiệp chỉ có “quyền”, chứ không có “uy” … Không có uy tín, uy nghiêm, uy lực, người quản lý sẽ không thể tiến hành triển khai công việc quản lý một cách thuận lợi, cho dù có triển khai thì hiệu quả cũng rất thấp.

Người quản lý

Xem thêm: 7 bước để trở thành nhà quản lý hiệu quả

Một người quản lý doanh nghiệp cần xem xét bốn vấn đề sau:

  • Thứ nhất, trong doanh nghiệp có thường xuyên xảy ra những việc sau đây không: Nhân viên không nghe lời, không muốn nghe lời, thậm chí lãnh đạo có nói cũng không tác dụng?
  • Thứ hai, có những lúc nhân viên không muốn chấp hành hoặc không làm đúng chức trách của mình?
  • Thứ ba, có phải một số nhân viên muốn làm tốt việc của họ, làm những công việc với mục tiêu và thử thách cao hơn nhưng bạn lại làm họ nản chí? học xuất nhập khẩu ở đâu
  • Thứ tư, có phải có lúc nhân viên không muốn gắn bó với bạn? Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thất bại, nhân viên có muốn bỏ việc không, có muốn cùng bạn vượt qua khó khăn không?

Những điều này thực tế phản ánh một số vấn đề trong cách quản lý của người quản lý doanh nghiệp. Nếu trong quá trình quản lý, chúng ta gặp phải những vấn đề này, chứng tỏ trình độ quản lý của chúng ta còn có không gian phát triển. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Những phẩm chất người quản lý cần rèn luyện

Bốn phẩm chất người quản lý cần rèn luyện

Đối với bốn vấn đề trên, những phẩm người quản lý cần rèn luyện bản thân trong bốn phương diện sau mới có thể nâng cao trình độ quản lý của mình.

1. Rèn luyện “khả năng tín nhiệm”

Tự hỏi bản thân: Mình có đáng để nhân viên tín nhiệm không? Mình có đáng để nhân viên trong công ty tin cậy không? học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

Mức độ tin tưởng của nhân viên vào người quản lý quyết định bởi yếu tố họ có chấp hành, hoặc chấp hành như thế nào mệnh lệnh của lãnh đạo.

Muốn có được sự tín nhiệm của nhân viên, cần thực hiện biện pháp “Lời nói phải có uy tín, làm việc phải có hiệu quả”, có lỗi bị phạt, có công được thưởng.

Do sự tín nhiệm xuất phát từ hai bên, nên đầu tiên, người quản lý cần tin tưởng nhân viên, như vậy mới được nhân viên tín nhiệm.

Ngoài ra, cố gắng để nhân viên hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp và cùng nhân viên chia sẻ thông tin, đây là biện pháp quan trọng để giành được sự tín nhiệm của nhân viên. học khai báo hải quan tại tphcm

2. Rèn luyện “tinh thần trách nhiệm”

Tự hỏi bản thân: Mình có thể gánh vác trách nhiệm trong thời điểm quan trọng không?

Người quản lý dũng cảm gánh vác trách nhiệm là sự thể hiện quan trọng năng lực quản lý, cũng là yếu tố quan trọng quyết định nhân viên có phục tùng sự quản lý của lãnh đạo hay không.

Khi chiến lược, phương châm của bản thân gặp trục trặc, người quản lý cần dũng cảm thừa nhận sai lầm, gánh vác tổn thất. khóa học phân tích báo cáo tài chính

Nhân viên trong quá trình làm việc để xảy ra vấn đề, người quản lý cũng không nên đổ hết trách nhiệm lên nhân viên, mà cần gánh vác cùng với họ. Đặc biệt khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thách thức, người quản lý càng nên dũng cảm gánh vác, dẫn dắt nhân viên cố gắng phấn đấu, chứ không được trốn tránh. Khi chúng ta làm được những điều này, nhân viên sẽ gắn bó với công việc và phục tùng sự quản lý của lãnh đạo.

3. Rèn luyện “sức ảnh hưởng”

Tự hỏi bản thân: Mình có sức ảnh hưởng thế nào trong thời điểm quan trọng?

Giáo sư Paul Hersey – chuyên gia nghiên cứu về thuật lãnh đạo nói rằng: “Khả năng lãnh đạo chính là sức ảnh hưởng”. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Sức ảnh hưởng thể hiện tập trung ở trình độ quản lý của người quản lý doanh nghiệp.

Người quản lý muốn có sức ảnh hưởng lớn trong nhân viên thì họ cần có tư duy độc lập, biết phán đoán các vấn đề phức tạp, trong các lĩnh vực chuyên ngành cần có nền tảng thực tế và kĩ năng nhanh nhạy, lời nói có uy quyền.

Ngoài ra, họ còn cần có nghị lực kiên định, trong thời khắc quan trọng vẫn giữ thái độ dũng cảm và bình tĩnh.

Ở một mức độ nào đó, sức ảnh hưởng của người lãnh đạo chính là sức mạnh của “tấm gương”. Khi đã có khả năng lãnh đạo xuất sắc, người quản lý sẽ dễ dàng được nhân viên thừa nhận.

4. Rèn luyện “lòng đồng cảm”

Tự hỏi bản thân: Trong doanh nghiệp, nhân viên đã đối xử với mình như thế nào? Nhân viên có coi mình là một người khó gần? Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, nhân viên có muốn ở lại cùng mình vượt qua khó khăn không?

Muốn tạo nên một tập thể đồng tâm hiệp lực, xây dựng môi trường đoàn kết, tôn trọng hợp tác lẫn nhau, cần thống nhất mục tiêu của các nhân viên và mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu của nhân viên, đặc biệt là nhu cầu tinh thần, cần để nhân viên có cảm giác thân quen, gắn bó và có ý thức làm chủ.

Tóm lại, nếu chúng ta muốn nhân viên coi doanh nghiệp là một gia đình lớn đoàn kết, yêu thương thì “những thành viên trong gia đình” cũng cần cùng gia đình này vượt qua khó khăn, đối mặt với mọi thách thức. Đương nhiên, rèn luyện tố chất của người quản lý cần quá trình lâu dài, gian khổ. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Tỉ phú Đài Loan – Vương Vĩnh Khánh khi còn sống đã cho rằng: Chẳng có công việc nào hoàn hảo, do đó công việc nào cũng có không gian để hoàn thiện, phát triển. Quá trình rèn luyện của người quản lý cũng như vậy. Điều quan trọng là chúng ta vừa tích cực làm công việc quản lý, vừa phải tổng kết các kinh nghiệm quản lý thực tế để bản thân làm tốt hơn.

Nguồn: Tiếp bước thành công

Xem thêm bài viết: Học kế toán ở đâu tốt nhất TPHCM

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *