Thứ Năm, Tháng Chín 12

Các Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị – Tiếp Bước Thành Công

Những kỹ năng của nhà quản trị
các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị, timviec365.com

Nhà quản trị là người đứng đầu và cần có nhưng tư duy chiến lược tốt, đối với một nhà quản trị thành công thì cần có nhưng kỹ năng bắt bộc phải có.

Vậy kỹ năng của nhà quản trị cần có những kỹ năng quan trọng nào cần có hãy cùng Tiếp bước thành công tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng cứng là gì? Những kỹ năng cứng cần có

I NHÀ QUẢN TRỊ LÀ GÌ?

Nhà quản trị là người tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị. Nhà quản trị là những người thực hiện việc ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

Nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác. Nhà quản trị cần hoàn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Những nguồn lực mà nhà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất.

II VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp bao gồm vai trò giữa con người với con người, có vai trò truyền đạt thông tin và vai trò quyết định

1 Vai trò trong quan hệ với con người

Nhà quản trị là những người đại diện cho tổ chức. Họ sẽ có nhiệm vụ ngoại giao đối với những tổ chức khác và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động.

Nhà quản trị sẽ có vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ sẽ đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho nhân viên và giám sát, đánh giá hoạt động của nhân viên.

Nhà quản trị giữ vai trò liên lạc, giúp liên lạc với các tổ chức hay cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là sợi dây giúp kết nối các thành viên trong tổ chức với nhau.

2 Vai trò thông tin

Nhà quản trị tiếp nhận và thu thập toàn bộ thông tin có liên quan tới các tổ chức. Từ đó để có thể tìm kiếm được về các rủi ro và mối đe dọa tới tổ chức để giải quyết  nhanh chóng.

Họ sẽ giúp phổ biến về các thông tin quan trọng và cần thiết tới toàn bộ thành viên trong tổ chức để giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra nhà quản trị còn cung cấp thông tin ra bên ngoài tổ chức. Họ sẽ cung cấp, giải thích và bảo vệ cho tổ chức mình trước một số tổ chức khác.

3 Vai trò quyết định

Nhà quản trị sẽ là người đưa ra một số giải pháp giúp cho tổ chức có thể tiến bộ hơn.

Họ sẽ giải quyết những xáo trộn và rủi ro trong tổ chức để tổ chức luôn hoạt động ổn định.

Nhà quản trị cũng có vai trò phân bổ nguồn lực đảm bảo tối ưu nhất.

III KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Những kỹ năng của nhà quản trị

Đứng vai trò của một nhà quản trị thì không thể thiếu những kỹ năng quan trọng để đáp ứng được vai trò của mình như sau:

1 Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược

Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhân viên và một nhà quản trị đó là về kỹ năng của một nhà quản trị là lập kế hoạch và tư duy chiến lược.

Khi còn là một nhân viên, bạn luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu KPI đặt ra, đó chính là một ví dụ về bản kế hoạch mà cấp trên của bạn (quản trị viên cấp cơ sở) giao cho từng cá nhân thực hiện. Đối với quản trị viên cấp cao hơn thì yêu cầu về kỹ năng tư duy chiến lược càng cao và cần có tầm nhìn dài hạn hơn.

Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của phòng ban bạn phụ trách là gì? Từ những nguồn lực (về con người và tài chính) bạn sẽ vạch ra kế hoạch hành động cụ thể. Trên thực tế kế hoạch luôn có những thay đổi liên tục do cả yếu tố khách quan – chủ quan, nhưng với tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ có kế hoạch dự phòng để ứng biến với những thay đổi này.

2 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Không chỉ các nhà quản trị mới cần trau dồi kỹ năng giao tiếp thuyết trình, mà tất cả mọi người khi đi làm đều cần có. Thử tưởng tượng xem đồng nghiệp sẽ cảm thấy thế nào khi bạn ăn nói ấp úng, không thể nói rõ ràng hay phát biểu ý kiến của bản thân?

Là một nhà quản trị thì kỹ năng giao tiếp lại càng quan trọng hơn, vì họ phải là người thường xuyên đứng trước đám đông trình bày về định hướng phát triển của công ty, kế hoạch làm việc,… Họ còn đại diện cho bộ mặt công ty khi làm việc với các đối tác cấp cao. Với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, nhà quản trị sẽ có những sự tự tin cần thiết, thể hiện tác phong chuyên nghiệp và khả năng thuyết phục trong các thương vụ đàm phán

3 Kỹ năng quản lý thời gian

Khi còn là nhân viên, bạn chỉ cần quan tâm làm sao để hoàn thành tốt công việc trong 8 tiếng làm việc, đôi khi có thêm những buổi tăng ca. Còn khi bạn đã là một nhà quản trị, quản lý thời gian không còn là vấn đề cá nhân nữa: Công việc thì càng ngày càng nhiều, trong khi thời gian thì rất công bằng – mỗi ngày 24 tiếng. Nếu bạn không có kỹ năng quản lý thời gian, bạn sẽ rất dễ bị quá tải, thường xuyên đi sớm về hôm mà công việc vẫn còn ngổn ngang.

Để giải quyết bài toán này, bạn cần lên thời gian biểu cho công việc một cách phù hợp. Hãy tối giản những công việc “ngốn” nhiều thời gian mà có thể giao lại cho nhân viên cấp dưới và tập trung giải quyết các công việc quan trọng hơn.

4 Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là một phần công việc vô cùng quan trọng của các cấp quản lý: Cấp quản lý càng cao, tầm ảnh hưởng của quyết định càng lớn. Một quyết định đúng đắn có thể mang lại thành công của rất nhiều người, nhưng chỉ một quyết định sai lầm cũng có thể dẫn đến thất bại của dự án. Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định mà họ đưa ra, và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những quyết định đó.

Để có một quyết định đúng đắn, bạn cần phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, tư duy phản biện, tầm nhìn chiến lược,… Bằng việc hoàn thiện bản thân, bạn sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm, có tâm lý vững vàng khi đứng trước mọi quyết định

5 Kỹ năng làm việc với con người

Đây là kỹ năng giúp định hình phong cách quản trị của bạn. Chắc ai cũng muốn là sếp được mọi người tôn trọng, lắng nghe và trở thành người truyền lửa cho nhân viên trong công ty. Nhưng làm sao để hòa hợp với tất cả mọi người trong công ty là một việc không hề đơn giản vì mỗi người đều có một suy nghĩ và tính cách riêng.

Ngoài 5 kỹ năng thiết yếu trên, để trở thành một nhà quản trị giỏi, bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng quan trọng khác băng cách tham gia các khóa học kỹ năng mềm để nâng cao các kỹ năng quản trị cũng như các kỹ năng trong công việc một cách chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm các bài viết:

 Chứng chỉ hành nghề kế toán– Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi

 Nên học chứng chỉ kế toán tổng hợp ở đâu?

 Review học kế toán ở đâu tốt nhất Hà Nội TPHCM

 Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu OnlineTốt Nhất

 Mô tả công việc của kế toán trong doanh nghiệp

Tiếp bước thành công chúc các bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *