Thứ Sáu, Tháng Tư 19

Những Cách Tiêu Tiền Sai Lầm Khiến Bạn Không Bao Giờ Thành Công

Những cách tiêu tiền sai lầm được Tiếp bước thành công  chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về quản lý chi tiêu của bản thân. Tại sao mình nghèo mãi? Tại sao mình làm cả năm vẫn không có dư? Người giàu họ xài tiền như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé. Đây là những bí quyết hay giúp bạn nhanh chóng có được khoản tài chính ổn định cho bản thân mình đấy.
>>>>>>>>>Bài viết xem thêm: Những triết lý về cuộc sống hay nhất  
Cách tiêu tiền hiện tại của bạn có đang đi đúng hướng? Hay bạn đang vật lộn với những cuốn sổ thu chi hàng tháng? Hãy tìm hiểu ngay bài viết và lập lại một bản kế hoạch chi tiêu chuẩn nhất dựa theo kinh nghiệm từ những người thành công nhé.
1. Những cách tiêu tiền sai lầm

1.1. Cách tiêu tiền nhiều hơn mức mình kiếm được

Đối với người giàu: Một trong những nguyên tắc chi tiêu đầu tiêu là tiêu ít hơn khoản tiền mà họ kiếm được. Đây được coi là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công của họ.
Đối với người nghèo: Họ thường mắc vào suy nghĩ phải đi vay thì mới có động lực kiếm tiền. Từ đó, họ chi tiêu nhiều hơn những gì họ có thể kiếm được. Điều này khiến cho những người nghèo luôn mắc kẹt trong đống nợ từ tháng này qua tháng nọ.
Để chi tiêu và quản lý số tiền của mình một cách hiệu quả. Bạn nên điều chỉnh thói quen của mình. Đầu tiên, bạn nên tiết kiệm một khoảng ở mức 10 – 15% số tiền thu về hàng tháng. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ có một khoản dư kha khá đó.

1.2. Bạn đang quá bận tâm đến giá cả của sản phẩm

Đối với những người giàu: Họ thường quan tâm đến giá trị và chất lượng của sản phẩm. Theo quan điểm của họ những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ có thời gian sử dụng lâu dài.
Đối với người nghèo: Họ thường quá chú trọng đến giá thành của sản phẩm. Những sản phẩm được ưu tiên hàng đầu trong giỏ đồ phải là rẻ. Bạn nên thay đổi từ việc mua quá nhiều món đồ giá rẻ thì có thể cân nhắc lựa chọn 1 sản phẩm chất lượng cao. Giúp hạn chế tối đa việc thay đồ mới hay trả thêm 1 khoản phí phát sinh khác.
Ví dụ: Thay vì mua một đôi giày thể thao có giá 50.000 VNĐ chỉ có thể xài được trong vòng 1 – 2 tháng. Bạn có thể chọn mua một đôi giày cao cấp có giá trị cao hơn kèm theo hạn sử dụng của nó có thể lên đến vài năm, có bảo hành và không tốn quá nhiều chi phí sửa chữa.

1.3. Không biết cách điều chỉnh tài chính sau những thay đổi lớn

Đối với người thành công: Họ luôn có kế hoạch từ trước để chu toàn cho những biến đổi lớn (nếu có) trong cuộc đời. Chắc chắn rằng, học sẽ điều chỉnh chi tiêu của gia đình để phù hợp với những sự kiện sẽ xảy ra. Ví dụ như: Kết hôn, mua nhà, chào đón thành viên mới,…
Đối với người nghèo: Họ thường không để ra một khoản tiết kiệm. Nên khi xảy ra một tình huống lớn, họ luôn bị động đối với tài chính của mình. Lúc đó, chỉ còn cách vay mượn và lại có những khoản nợ khổng lồ.
Vì thế, bạn nên lập ra những kế hoạch dài hơn để chuẩn bị cho những biến động có thể xảy ra ở tương lai. Điều này không chỉ giúp bạn cân bằng về tài chính mà còn giúp ổn định cuộc sống bạn.

1.4. Cách tiêu tiền sai lầm: Hài lòng với thu nhập hiện tại

Những người thành công: Họ thường không mấy dễ dàng chấp nhận mức thu nhập hiện tại của mình. Họ luôn tìm cách để tăng thu nhập của mình lên mỗi ngày. Tỷ lệ gia tăng thu nhập càng lớn thì họ càng có thêm nhiều lựa chọn. Chi trả cho những sở thích cá nhân và giảm đi những nỗi lo tài chính ở tương lai.
Còn người nghèo: Họ thường sớm có suy nghĩ an tâm về mức lương công việc hiện tại. Với số tiền đó đủ để trang trải cho cuộc sống. Sự hài lòng quá sớm này sẽ khiến họ dễ bị động trước những rủi ro về công việc, tài chính và không kịp để xoay sở.
Muốn thành công, bạn phải luôn nghĩ tới những mục tiêu gia tăng thu nhập hằng tháng của mình. Có thể là tham gia những khóa học kĩ năng, tiến hành những biện pháp thúc đẩy năng suất lao động của mình. Sự cố gắng không ngừng vì mục tiêu dài hạn sẽ giúp bạn thành công về mặt tài chính.

1.5. Không biết tổng kết tài chính của mình

Đối với những người giàu: Việc làm không thể bỏ qua của họ là tổng kết tình hình thu chi của bản thân. Mỗi tháng, họ sẽ dành ra khoảng 30 – 60 phút để xem xét lại vốn liếng đầu tư trong các dự án, tài khoản ngân hàng và thẻ ghi nợ,… Khi phát hiện ra sự bất hợp lý hoặc những khoản thâm hụt nào đó, họ sẽ tìm ngay biện pháp xử ly kịp thời.
Những người nghèo: Họ không làm việc này thường xuyên. Làm bao nhiêu mỗi tháng, chi tiêu thế nào họ cũng không hề quan tâm. Vì vậy việc thu chi không có kiểm soát, có bao nhiêu ăn bấy nhiêu và việc thiếu trước hụt sau vẫn thường xuyên xảy ra.
Cách tốt nhất cho bạn là lên kế hoạch cố định cho mỗi tháng. Điều chỉnh tình hình chi tiêu, lập kế hoạch chi tiêu cho tháng sau. Quan trọng nhất là dành ra một khoản nhỏ để cho vào quỹ tiết kiệm dài hạn.
quản lý tài chính

1.6. Cách tiêu tiền sai lầm: Dễ dàng đầu tư một cách mạo hiểm

Đối với người giàu: Họ luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc tầm soát rủi ro. Họ thường chia nhỏ vốn cho nhiều dự án khác nhau để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất.
Còn người nghèo: Có bao nhiêu tiền đều sẽ đổ dồn vào 1 kế hoạch hoặc dự án để kiếm lời. Với hy vọng dự án đó sẽ giúp họ kiếm được một khoản kha khá. Tuy nhiên, đây lại là một sai làm rất lớn, một nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ đó chính là “không bao giờ được thua lỗ”.
Chính vì vậy, để đạt được thành công, trước khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng. Cần đưa ra thật nhiều câu hỏi và tất cả khả năng có thể xảy ra để có được kế hoạch cụ thể nhất nhằm đối phó với những rủi ro.

1.7. Không chịu thừa nhận điểm yếu của mình

Những người nghèo họ thường có rất nhiều lý do để biện hộ cho điểm yếu của mình trong việc quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, bạn không hề biết rằng, trong vấn đề tài chính bạn có thể học hỏi từ những người xung quanh.
Để đạt được thành công và những mục tiêu mà bạn đặt ra thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã hiểu hết tất cả và bỏ qua điểm yếu của mình khi quyết định đầu tư cho một dự án nào đó.
Chỉ khi bạn hiểu được được điểm yếu của mình và tập trung vào thế mạnh của bản thân, không ngừng học hỏi thì một ngày nào đó, thành công sẽ gõ cửa nhà bạn.

2. Học cách tiêu tiền

Thực hiện thói quen “kiếm tiền, tiêu tiền và dành dụm”. Mục tiêu là phải để dành được bao nhiêu một tháng, thường là 15 – 20%.
Chi ít hơn thu, đầu tư phần tiết kiệm để đạt mức tăng lũy tiến. Số tài sản gia tăng đủ để sinh ra dòng tiền mới, giúp duy trì hoặc vượt quá mức sống ước mơ của bạn
  • Đầu tư cho nghề nghiệp, tiền sẽ đến.
  • Để dành tiền và tập sống không dùng đến chúng.
  • Có sẵn khoản tiền mặt nhất định.
  • Tiết kiệm.
  • Đừng mắc nợ nếu không có cách trả.
  • Không chấp nhận mọi đề nghị tín dụng.
  • Đặt cược chính mình.
  • Nghiên cứu về đầu tư ngay cả khi không có tiền.
  • Xác định đam mê và tìm cách kiếm tiền từ đó.
Để cách tiêu tiền của bạn trở nên đúng đắn, tốt nhất bạn nên học được cách cân bằng giữa mục tiêu tài chính. Nên nhớ rằng, tiền bạc chỉ là một phần của thành công. Nếu dư giả về tài chính mà sức khỏe bị thiếu hụt thì coi như chiến lược của bạn là hoàn toàn sai lầm. Nắm rõ cách tiêu tiền hợp lý thì chắc chắn tài chính của bạn sẽ được nâng lên đáng kể. Cùng thử áp dụng ngay để có thể tiêu tiền cách hợp lý và khoa học nhé.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *