Thứ Năm, Tháng Tư 25

15 vấn đề cần lưu ý trong CV xin việc

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu lịch sử công việc của bạn không được hoàn hảo? Bạn có thể thấy bị thôi thúc bẻ cong sự thật để làm CV trông đẹp hơn. Hãy cố chống lại cám dỗ đó. Không chỉ bởi vì việc làm đó nguy hiểm, mà nó còn không cần thiết. Thực ra, bạn hoàn toàn có thể khắc phục các yếu điểm trong CV, bằng cách nhấn mạnh một số phần và làm mờ bớt những phần cần thiết. Dưới đây là 15 vấn đề cần trong CV xin việc các bạn cần chú ý

15 vấn đề cần lưu ý trong CV xin việc

Mục đích của CV là giúp đưa bạn vào vòng phỏng vấn. Hãy thực hiện mục tiêu đó bằng cách đưa vào trong CV những điều sẽ giúp bạn đạt mục tiêu, không phải những điều sẽ khiến bạn thất bại. 

Những vấn đề cần lưu ý trong CV xin việc

Xem thêm: Những kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc

Vấn đề 1: Có khoảng trống trong lịch sử làm việc

Hãy làm mờ các khoảng trống nhỏ bằng cách làm tròn thời gian, thay vì đưa thời gian gồm ngày, tháng và năm làm việc, hãy đưa năm – ví dụ, từ 2008 – 2009 sẽ tốt hơn là từ 11/2008 tới 1/2009.

Với những khoảng trống lớn hơn, hãy giải thích bạn đã làm gì và tập trung nói về những kỹ năng và thành tựu bạn đã đạt được. Đó có thể là tham gia khóa học, đào tạo, du lịch nước ngoài, làm công việc tình nguyện, nuôi dạy con cái, làm việc tự do hoặc thử tự kinh doanh. Nếu bạn cố gắng xem xét kỹ, hẳn bạn sẽ tìm được điều tích cực và có liên quan tới công việc đang ứng tuyển. nghiệp vụ thanh toán

Vấn đề 2: Lịch sử làm việc không rõ ràng

Hãy cố làm nó rõ ràng nhất có thể, để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy khả năng của bạn. Mục đích của bạn là cho nhà tuyển dụng lý do để tin rằng, với lịch sử làm việc của bạn, bạn là người phù hợp cho công việc.

Hãy chọn lọc và sắp xếp thông tin một cách chặt chẽ.

  • Tóm tắt các điểm chính về kinh nghiệm làm việc trong phần giới thiệu bản thân, luôn nhớ trong đầu về yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển.
  • Chọn lọc khi đưa thông tin vào phần kỹ năng chính. Nếu có nhiều kỹ năng phù hợp, hãy nhóm chúng lại thành các nhóm.
  • Nếu lịch sử làm việc của bạn đa dạng, hãy chọn lấy những kinh nghiệm phù hợp nhất và chỉ tóm tắt sơ phần còn lại.

Vấn đề 3: Kinh nghiệm phù hợp lại là từ công việc tình nguyện

Nên nhớ các kỹ năng và kinh nghiệm bạn thu được từ công việc tình nguyện cũng quý báu và hữu ích tương tự như khi bạn thu được chúng từ công việc trả lương.  hoc xuat nhap khau o tphcm

Vấn đề 4: Tôi có quá nhiều công việc khác nhau

Lịch sử làm việc của bạn có thể thiếu định hướng. Thật may là, đa số kỹ năng, ngoại trừ các kỹ năng chuyên môn, đều thuộc dạng có thể chuyển giao được.

Ví dụ như, hầu hết các công việc đều đòi hỏi kỹ năng tương tác hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề. Hãy chọn những kỹ năng có thể chuyển giao và đưa vào phần kỹ năng chính, sau đó thêm một vài kỹ năng chuyên môn cụ thể, phù hợp. Tóm tắt lịch sử làm việc và tập trung vào cách sử dụng các kỹ năng này.

Các kỹ năng chuyển giao hữu ích phổ biến nhất là:

  • Kỹ năng giao tiếp và tương tác;
  • Kỹ năng thuyết phục và đàm phán;
  • Kỹ năng phân tích;
  • Kỹ năng quản lý thời gian;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định;
  • Kỹ năng đảm nhiệm đa nhiệm vụ;
  • Kỹ năng kiểm soát tài chính;
  • Kỹ năng tạo động lực;
  • Kỹ năng sáng tạo

Xem thêm: Cách trình bày kỹ năng trong CV xin việc

Vấn đề 5: CV của tôi dài hơn hai trang

Một bản CV dài hơn hai trang nhìn sẽ khá luộm thuộm. Hãy tập trung vào các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Nên nhớ, các công việc càng gần đây thì càng quan trọng, và hãy tóm tắt tất cả những thứ còn lại, chỉ đưa ra các ý chính và nổi bật. Đưa các thông tin quan trọng nhất vào trang đầu của bản CV.

Vấn đề 6: Hiện nay tôi đang làm nhiều công việc cùng lúc

Thực ra đây không phải là điều hiếm gặp ngày nay, khi nhiều người đảm nhiệm nhiều loại công việc bán thời gian hoặc tự kinh doanh song song với công việc chính thức hiện tại. Nếu công việc đó chỉ là để lấp chỗ trống hay có thêm thu nhập, hãy bỏ qua và tập trung vào những công việc phù hợp. Tuy nhiên, nếu các công việc đều quan trọng như nhau và đều có chứa những kỹ năng quan trọng, hãy đưa cả hai vào phần lịch sử làm việc.

Vấn đề 7: Tôi mới làm một công việc duy nhất

Kinh nghiệm làm việc của bạn nhìn có vẻ khá khiêm tốn. Vì vậy, hãy tập trung đưa vào CV các kỹ năng bạn đã phát triển và sử dụng trong công việc đó, kèm theo các kiến thức và thành tựu đạt được. Đưa chúng vào phần kỹ năng chính, hoặc vào dưới phần trách nhiệm/nhiệm vụ công việc trong phần lịch sử làm việc. Đừng bỏ qua những kỹ năng và kinh nghiệm bạn thu được bên ngoài công việc hoặc thông qua hoạt động tình nguyện

Vấn đề 8: Rất nhiều công việc của tôi tương tự nhau

Nếu các trách nhiệm và nhiệm vụ trong mỗi công việc của bạn đều giống nhau, hãy tập trung vào phần kỹ năng và thành tựu đạt được, sau đó tóm tắt lịch sử làm việc của bạn.

Vấn đề 9: Tôi đã bị thất nghiệp hơn một năm

Nếu bạn đã tham gia một khóa đào tạo, làm công việc tình nguyện, thử bắt đầu tự kinh doanh, hoặc ở nhà để nuôi con trong thời gian đó, thì thực chất bạn đã thu được nhiều kỹ năng hữu ích. Nếu bạn không làm gì cụ thể, hãy ghi danh một khóa học, một chương trình cộng đồng để giúp lấp chỗ trống đó.

Hãy thêm kỹ năng thu được trong thời gian này vào phần kỹ năng chính và thêm thông tin về việc bạn đã làm trong phần lịch sử việc làm.

Vấn đề 10: Công việc hiện tại không liên quan tới công việc ứng cử; công việc không ấn tượng; lịch sử công việc có bước lùi

Hãy tập trung vào kỹ năng liên quan, thay vì tập trung nói về công việc hiện tại. Hãy tập trung vào phần các kỹ năng chính và thêm phần kinh nghiệm chính vào CV, hoặc kết hợp cả hai phần.

Vấn đề 11: Không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn dự tuyển

Hãy tận dụng những gì bạn có. Hãy nhìn vào tất cả các kinh nghiệm bạn có: Các loại bằng cấp, chương trình đào tạo, kinh nghiệm từ công việc hiện tại, việc tình nguyện, các loại kỹ năng chuyển giao và các phẩm chất cá nhân. Nếu thiếu kinh nghiệm là cản trở lớn cho lĩnh vực bạn định ứng tuyển, bạn nên quay lại học thêm các khóa đào tạo hoặc tìm cách khác để có được những kỹ năng cần thiết.

Ví dụ, làm tình nguyện, chương trình tập sự, việc làm bán thời gian hoặc tạm thời, thậm chí nếu điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ lùi một bước trên nấc thang sự nghiệp. Điều này dễ khiến bạn nản lòng, nhưng nó là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai lâu dài.

Vấn đề 12: Tôi thừa tiêu chuẩn bằng cấp cho công việc

Hãy tập trung vào các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế mà bạn có thể dùng cho công việc. Đưa chúng vào phần kỹ năng chính và tập trung nói về chúng khi viết phần lịch sử công việc.

Hãy đưa những bằng cấp vượt quá tiêu chuẩn công việc sang trang thứ hai của tờ CV.

Vấn đề 13: Không đáp ứng được tiêu chuẩn bằng cấp

Nếu bạn nghĩ bạn có đủ kinh nghiệm để làm việc thì nên ứng cử, nếu không thì nên dừng lại. Hãy đưa các kỹ năng chính và kinh nghiệm vào trang đầu của CV.

Nếu bạn không có bằng cao đẳng/đại học/đào tạo nghề, hãy đưa vào bất cứ khóa học/chương trình đào tạo nào liên quan mà bạn đã từng có được.

Vấn đề 14: Tôi đã trên 50 tuổi

Hãy tập trung nhấn mạnh vào các thành tựu và kỹ năng xuất chúng mà bạn có.

Hãy đưa thông tin về các khóa đào tạo bạn đã tham gia để chứng minh kiến thức của bạn luôn được cập nhật.

Đưa thông tin chi tiết về những công việc gần đây bạn đã đảm nhiệm, và chỉ đưa thông tin tóm tắt về các công việc cũ trong quá khứ

Vấn đề 15: Tôi dưới 25 tuổi

Bạn có thể bị nhà tuyển dụng coi là thiếu kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, hãy tận dụng những gì bạn có, làm nổi bật tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan.

Xem thêm: 4 lý do nhân viên tích cực đánh mất động lực làm việc

Trên đây Tiếp bước thành công chia sẻ cho các bạn 15 vấn đề cần lưu ý trong CV xin việc. Mong rằng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn vượt qua vòng loại hồ sơ và tìm được công việc phù hợp

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *