Thứ Sáu, Tháng Ba 29

Xóa tan nỗi sợ hãi nói trước đám đông

Từ khi sinh ra không phải ai cũng có thể nói trước đám đông một cách tự tin và lưu loát. Quan trọng là bạn có biết cách khắc phục nỗi sợ hãi đó hay không. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cách sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông!  

Hãy phác thảo các kỹ năng đối thoại để vượt qua nỗi sợ hãi nói trước đám đông

Hầu hết các diễn giả nổi tiếng, các phát thanh viên truyền hình, diễn viên và nhạc công đều trải qua những giai đoạn vô cùng lo lắng khi xuất hiện trước đám đông. Điều quan trọng nhất chính là một bài diễn văn cũng là cuộc đối thoại vĩ đại nhất

Có điều rất hay là khán giả thường hiếm khi nhận ra sự lo lắng của bạn. Họ không thể biết tim bạn đang đạp thình thịch trong lồng ngực ra sao và họ không thể thấy bạn đang bồn chồn, lo lắng thế nào. Hơn nữa, họ mong muốn bạn thành công bởi họ cũng sợ nói trước đám đông như bạn và họ ngưỡng mộ khi bạn bước lên bục diễn thuyết

>> Học kế toán ở đâu tốt nhất TPHCM

Nguyên nhân của nỗi sợ hãi nói trước đám đông

Xóa tan nỗi sợ hãi nói trước đám đông

Nỗi sợ hãi nói trước đám đông trước hết là do nhận thức của bạn về một tình huống sắp xảy ra. Trình bày một bài diễn thuyết không phải là một trải nghiệm kinh khủng trong đời nhưng nếu bạn nhận thức được mình có thể thất bại hay bị chê trách thì đầu óc bạn sẽ coi đó là một trải nghiệm khủng khiếp

Bạn càng sợ hãi thì bạn càng không kiềm chế được cảm xúc và điều này sẽ chỉ làm cho bạn lo lắng hơn mà thôi. Nếu bạn có khả năng thay đổi nhận thức của mình về chuyện nói trước đám đông thì bạn có thể hạn chế sự sợ hãi. Nói thì dễ hơn làm nhưng vẫn có thể thực hiện được điều này. Ít nhất thì, bạn cũng sẽ học được cách kiểm soát phản ứng sợ hãi và giảm sự lo lắng đến mức thấp nhất. cách đọc báo cáo tài chính của công ty

Điều đầu tiên nhân thức được ấy là nỗi sợ hãi nói trước đám đông là một cơ chế tự nhiên, điều này làm sản sinh chất adrenaline và cortisol. Những hóa chất này là chất xúc tác làm cho nhịp tim và nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Máu thoát khỏi dạ dày, gây nên tình trạng bồn chồn hoặc buồn nôn

Khi bạn rất hào hứng với điều gì đó, bạn sẽ trải qua nhiều phản xạ sinh lý giống như vậy, nên chuyện bạn sợ nói trước đám đông cũng có thể coi như một sự hưng phấn. Tất cả chỉ là vấn đề nhận thức là thôi. Hãy coi phản xạ của cơ thể như một quá trình làm cho năng lượng tỏa khắp cơ thể và sẵn sàng thu hút khán giả một cách mạnh mẽ nhất

Những cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông

Trưởng thành từ nỗi sợ hãi của chính mình

Bạn có thể thực hiện vô số cách để chống lại nỗi sợ đám đông. Một cách giúp bạn thư giãn cơ thể trong khi một số khác lại tập trung vào các liệu pháp tâm lý để bạn có thể đối mặt với vấn đề tâm lý.

Nói cách khác nỗi sợ hãi nói trước đám đông chắc chắn chỉ là “nỗi sợ trong đầu bạn thôi” nhưng nỗi sợ ấy cũng biểu lộ theo quy luật. học xuất nhập khẩu ở đâu

Nếu bạn tự cảnh báo chính các phản ứng của cơ thể mình, bạn có khả năng bình tĩnh và nếu bạn thay đổi nhận thức của mình, bạn sẽ thấy thư giãn hơn. Hãy thử một số cách sau để xóa tan nỗi sợ hãi nói trước đám đông. khóa học thanh toán quốc tế

Tự đối thoại

Có một cách dễ dàng nhất để bản thân bạn quen với sự khủng hoảng trước khi bắt đầu một bài thuyết trình là hãy “giả sử” bản thân bạn phải đối mặt với các chết. Viễn cảnh tồi tệ nhất.

Nếu đầu óc bạn lúc nào cũng đầy ắp những điều tồi tệ “có khả năng” xảy ra thì hãy xua tan nỗi sợ ấy bằng việc tưởng tưởng ra những tình huống xấu nhất có thể xảy ra

Tìm hiểu khán giả nhiều hơn

Bạn càng hiểu khán giả, ban tổ chức, địa điểm diễn thuyết thì bạn càng ít sợ hãi. Bạn sẽ nói cho ai nghe? Họ muốn học điều gì từ bạn? Căn phòng rộng hay chật? Bạn có đứng trên sân khấu hay không? Bạn có sử dụng micro không? Bạn hãy chắc mình có thể trả lời những câu hỏi này.

Trước đó, hãy đến thăm nơi bạn chuẩn bị diễn thuyết nếu có thể hãy cùng ban tổ chức kiểm tra lại để đảm bảo họ thực sự hiểu chủ đề bạn sẽ trình bày.

Nếu bạn trình bày về các kỹ năng kinh doanh, bài thuyết trình của bạn sẽ khác nhau với những đối tượng khác nhau.

Tưởng tưởng

Hãy dành nhiều thời gian tưởng tưởng ra cảnh mình trình bày một bài thuyết trình hoàn hảo.

Hãy tưởng tưởng bản thân mình khi thể hiện sự tự tin và thân thiện, trả lời các câu hỏi một cách thông mình và giao tiếp với khán giả. Hãy tưởng tượng ra cảnh bạn phản ứng với khán giả tích cực.

Bạn càng tưởng tượng ra kết quả thành công thì bạn càng cảm thấy thoải mái. Khi bạn thuyết trình thực sự, bạn sẽ có cảm giác như mình đã trình bày.

Tập trung vào khán giả

Khi bạn lo lắng, cách tốt nhất để bình tĩnh là tập trung vào mục tiêu nào đó. Hãy hướng sự chú ý của mình đi chỗ khác và không chú ý đến bản thân mình nữa. Hãy tập trung xem khán giả cần gì ở mình và có gắng đáp ứng yêu cầu của họ

Tạo không khí vui vẻ

Khi nỗi sợ hãi lấn át bạn, hãy nghĩ đến những điều vui vẻ. Lập một danh sách những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời bạn.

Danh sách ấy có thể gồm những thành công trong kinh doanh cũng như những khoảnh khắc vui vẻ riêng tư trong đời. Mỗi khi nỗi sợ hãi nói trước đám đông lất át bạn, hãy xem lại danh sách này.

Bạn có thể gọi cho một người bạn nói dam ba câu chuyên hay nghe nhạc để bình tĩnh lại, xem một vở kịch hoặc một bộ phim yêu thích hay thực hiện một thói quen tích cực. Nụ cười giúp thư giãn cả tinh thần và thể chất.

Im lặng trong chốc lát

Đừng để sự lơ đễnh lấn át bạn. Nếu bạn phạm phải lỗi nào đó, hãy nói vài câu tự phê bình hay pha trò đôi chút, sau đó bỏ qua luôn

Nếu bạn cứ chăm chăm chú ý đến lỗi ấy thì từ lúc đó đến khi kết thúc bài diễn văn, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng. Hãy giữ điều đó trong lòng thôi, khán giả không hề biết bài diễn văn của bạn thế nào đâu. Họ không thể biết bạn đã nhầm một dòng nào đó trong bài hay quên thông tin nào đó đâu.

Nếu bạn thấy một vị khán giả nào đó thầm thì hay ngáp thì cũng đừng bực mình. Đừng bao giờ cho rằng mình có thể đọc được phản ứng của khán giả.

Đôi khi bạn sẽ thấy vị khán giả đó có vẻ tập trung vào bài diễn thuyết của mình nhất lại là người bỏ về ngay sau đó, trong khi những người trông có vẻ chẳng thích bạn chút nào sau đó lại cho bạn biết họ hứng thú với bạn ra sao

Hãy trò chuyện với mọi người trước khi bắt đầu diễn thuyết.

Hãy đến sớm nếu có thể và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt. Nếu bạn trò chuyện thân thiện với một số người, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bạn sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp lúc ban đầu.

Bạn có thể thu lượng được thông tin chi tiết hoặc riêng tư để đưa vào bài diễn thuyết và bạn sẽ chiếm được cảm tình của khán giả. Hãy tươi cười với mọi người ngay cả khi bạn không cảm thấy muốn mỉm cười.

Cuối cùng, nụ cười của bạn sẽ tự nhiên vì người khác cũng cười với bạn và nỗi sợ nói trước đám đông của bạn cũng tan biến 

Quan tâm đến cơ thể mình

Thậm chí nếu bạn kiểm soát được nỗi sợ của mình rồi thì có thể bạn vẫn cảm thấy cơ thể bình bị căng cơ, miệng khô và hoa mắt. Sau đây là môt số cách giúp cơ thể bạn thư giãn một cách tự nhiên:

Thả lỏng các cơ: Duỗi chân và ngả người về phí trước để duỗi lưng ra. Xoay cổ tay. Xoay vai và cổ. Nâng vai lên rồi hạ vai xuống. Nắm chặt tay lại rồi duỗi ra. Tất cả các động tác này sẽ làm cơ của bạn được co duỗi. Nếu mặt bạn cảm thấy căng thẳng,  hãy há rộng miệng, nhướng lông mày, nheo mắt và há miệng ra để các cơ trên mặt giãn ra học nguyên lý kế toán

Có vẻ ngoài hoàn hảo: Vào những ngày diễn thuyết, hãy mặc bộ đồ nào đó làm bạn cảm thấy thoải mái. Hãy dành sự chăm sóc đặc biệt cho chính mình. Trông bạn càng hoàn hảo, bạn càng cảm thấy thoải mái

Tập luyện: Bạn sẽ thấy việc tập luyện trước giờ thuyết trình giúp bạn giữ được bình tĩnh. Tập luyện cũng giải phóng chất endorphin trong cơ thể, khiến bạn chủ động hơn

Ăn uống tốt: Ăn một bữa cân bằng và nhiều vitamin sẽ giúp bạn kiềm chế được sự lo lắng. Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn.

Nguồn: Tiếp bước thành công

Xem thêm: Kiếm sống từ đam mê

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *