Thứ Năm, Tháng Tư 25

Kỹ thuật tăng tính quyết đoán

Biết cách từ chối cũng quan trọng như biết cách nhận lời.

— Baltasar Gracian (1601 – 1658)

Làm thế nào để tăng tính quyết đoán?

Tính quyết đoán chính là sự tự tin được chuyển thành hành động. Đó không phải là sự ép buộc hay hăm dọa, mà đơn giản là hãy để cho niềm tin của bạn dẫn dắt lời nói. Sự trung thực kết hợp với một thái độ thân thiện sẽ khiến cho tính quyết đoán trở thành một trong những công cụ có giá trị nhất trong hành trang của nhà quản lý.

tính quyết đoán

Hãy thể hiện thái độ hết sức tự tin. Các nghệ sĩ đều biết rằng các cử chỉ và biểu hiện tình cảm sẽ mang lại cho họ những trải nghiệm tình cảm thực sự.

  • Nghiêng người về phía nhân vật bạn đang muốn gây ảnh hưởng
  • Hãy lấn sang chỗ của người đó
  • Đừng tỏ ra uể oải học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
  • Hãy nhìn vào đối tác (nếu điều này ban đầu khiến cho bạn bối rối, hãy nhìn vào sống mũi của người đó cho tới khi bạn cảm thấy thoải mái để có thể đón nhận ánh mắt của họ).
  • Nếu như bạn ngồi, hãy để tay lên bàn và đừng cựa quậy nhiều. Nếu bạn đứng hãy đừng đi đi lại lại, sự tĩnh tại thể hiện tâm trạng tự tin.

Hãy thể hiện một giọng nói đầy quyền lực. Những người có tính quyết đoán thường nói năng rõ ràng, rành mạch, khiến cho mỗi một luận điểm được họ trình bày hết sức rõ ràng có khả năng gây tác động mạnh đối với thính giả trước khi họ chuyển sang vấn đề khác. Hãy nói rõ vấn đề và hãy luôn chú trọng vào những người cụ thể chứ không nói chung chung. cách đọc báo cáo tài chính của ngân hàng

Hãy làm chủ vấn đề. Hãy biến chúng thành của bạn bằng cách đưa ra tuyên bố “Tôi…” đồng thời hãy cho người nghe biết được bạn cảm nhận như thế nào về vấn đề được nêu (ví dụ: “Tôi thấy rất thất vọng”). Hãy giữ vững quan điểm, nhấn mạnh vấn đề khi kết thúc, đừng hạ thấp giọng và nói “vân vân” hay “những vấn đề khác nữa”.

Hãy khẳng định những gì bạn hiểu. Hãy đưa ra cam kết hành động bằng cách luôn luôn khẳng định sự nhất trí với những quan điểm của mình (“Anh có thể biết vì sao tôi cảm thấy thất vọng không?” hay “Anh có nhất trí rằng đây là vấn đề cần được quan tâm không?”).

Hãy tự tin trình bày những ý tưởng của mình. Khi bạn giới thiệu với nhóm của mình chương trình thực hiện dự án, có lẽ bạn đã dành rất nhiều tâm trí cho việc sắp xếp vấn đề. Bạn hãy chứng tỏ điều đó và hãy đừng e ngại bảo vệ cho tiến trình dự án mà bạn đã lập ra. Đừng cảm thấy có lỗi khi phải nói “không”. Tuy nhiên, nếu ai đó đưa ra ý kiến thực sự tối ưu hơn cho kế hoạch của bạn, hãy ghi nhận nó. Người đó không phải là đang “làm bạn mất mặt” mà là đang góp phần giúp cho kế hoạch tổng thể của bạn thành công. Trở nên quyết đoán không có nghĩa là cố chấp.

Hãy đi vào trọng tâm. Đừng lạc khỏi vấn đề chính. Nếu như bạn cảm thấy rằng cuộc nói chuyện diễn ra lòng vòng và không đạt được một sự tiến triển nào, hãy nói ra điều này và trình bày lại vấn đề mà bạn quan tâm – bạn nghe có vẻ giống như cái đĩa hát bị hỏng, nhưng bạn sẽ giúp hướng cuộc thảo luận quay trở lại với vấn đề cần bàn bạc.

  • Giới hạn cuộc thảo luận trong những vấn đề cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng những tài liệu hỗ trợ. khoa hoc xuat nhap khau online
  • Không trình bày về vấn đề chung chung. Sự quyết đoán bao gồm cả khả năng giải quyết những vấn đề riêng rẽ mang lại kết quả mỹ mãn, không đưa ra những lời cáo buộc chung chung về sự thiếu năng lực của nhân viên cấp dưới. Hãy tin tưởng rằng vấn đề có thể được giải quyết và bạn sẽ truyền lòng tin đó cho mọi người, khiến cho vấn đề chóng được giải quyết.

Hãy giữ vững quyền lực của mình. Đừng nên bao giờ mở đầu bằng lời xin lỗi hay cáo buộc. Một vị trí quyền lực gắn liền với những quyền lợi và trách nhiệm cụ thể, và bí quyết để trở nên quyết đoán là tìm ra được sự cân bằng giữa chúng. Hãy đừng dựa vào vị trí quyền lực của mình để bắt người khác phải dừng lời sớm, nhưng cũng không nên kéo dài cuộc thảo luận khi đã rõ ràng là nó sẽ không đi tới đâu. Nếu như bạn phải chấp thuận hay từ chối, hãy xử sự như vậy.

Bạn có đủ năng lực quyết đoán hay không?

Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: nên học kế toán thực hành ở đâu tốt

  1. Xin lỗi khi không có được giải pháp kịp thời cho một vấn đề khó khăn?
  2. Thường xuyên xin lỗi về những quyết định của mình?
  3. Cảm thấy rằng bạn không có quyền thay đổi quyết định?
  4. Cảm thấy có lỗi khi bạn mắc sai lầm, kể cả khi điều đó là không thể thay đổi được?
  5. Chấp thuận một cách vô thức khi được đề nghị?
  6. Cảm thấy ngớ ngẩn khi nêu câu hỏi những lúc bạn không hiểu một điều gì đó?
  7. Làm theo lời chỉ dẫn mà không hề thắc mắc?
  8. Nghĩ rằng ý kiến của bạn không có giá trị gì, đặc biệt là nếu nó khác biệt so với ý kiến đa số?
  9. Cảm thấy rằng bạn không có quyền hành gì để đề nghị mọi người thay đổi hành vi của họ theo ý bạn?
  10. Cảm thấy có lỗi khi giao nhiệm vụ cho nhân viên hay làm trì hoãn công việc?
  11. Gặp rắc rỗi khi chiến thắng quá dễ dàng trong cuộc tranh luận?

Nếu như bạn trả lời Có với:

Từ 8 đến 11 câu hỏi: Bạn cần hết sức nỗ lực cải thiện tình trạng bản thân. Hãy tham dự một khóa học về hành vi và diễn thuyết trước công chúng, xem xét lại những kỹ năng bạn đã học được – làm bất kỳ điều gì giúp thúc đẩy lòng tự tin của bạn.

Từ 4 đến 7 câu hỏi: Khả năng đó của bạn chưa được ổn lắm. Hãy thử áp dụng một vài kỹ năng trình bày và ngôn ngữ cơ thể, và nên học cách giữ bình tĩnh.

Từ 0 đến 3 câu hỏi: Bạn khá quyết đoán. Hãy duy trì phong độ.

Nguồn: Tiếp bước thành công

Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch chiến lược cho nhà quản lý

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *