Thực ra, ở mỗi vùng miền sẽ có môi trường sống, thói quen, ẩm thực, văn hóa,… khác nhau, vì vậy, nếu bạn muốn đến sinh sống tại một địa điểm nào đó, bạn nên biết thêm về nơi đó, ví như tìm hiểu về Kỹ năng “sống sót” tại Hà Nội.
>>> Xem thêm: Kỹ năng bán hàng qua điện thoại Telesales
Tôi không được sinh ra hay học tập tại Hà Nội, nhưng tôi chọn Hà Nội làm điểm dừng chân cho hiện tại, vì vậy, tôi chia sẻ cho bạn một số kỹ năng mà nếu bạn đến Hà Nội, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với nơi đây. Và đảm bảo là, có nhiều điều thú vị về nơi đây mà bạn có thể khám phá đấy.
Một số kỹ năng “sống sót” tại Hà Nội
1. Nhà mất trộm cứ ra Chợ Giời tìm, kiểu gì cũng có
2. Xin đèn đỏ thì đừng vội rẽ phải ở ngã tư Cầu Giấy – Láng
3. Đừng yêu bạn cùng lớp, Hà Nội bé lắm chia tay rồi đi đâu cũng gặp
4. Khu bể bơi Bách Khoa – nơi hội tụ 1001 hàng photo rẻ nhất quả đất
5. Đi lượn cầu Long Biên cũng được thôi nhưng không dại mà uống trà chanh hay ăn ngô nhé, 200k nhẹ nhàng đập vào mặt nguồn nhân lực
6. Vào chợ Nhà Xanh – Xuân Thủy: 1 là mua, 2 là không mua thì ăn đấm 😢
7. Mua quần áo đẹp đến ngay thiên đường shopping Đặng Văn Ngữ
8. Bạn hẹn 9h thì nên đi từ 10h vì hẹn cho vui mồm vậy thôi chứ 10h mới dậy 😀
9. Thất tình thì mua bia lên Hồ Tây ngồi chill, hết buồn thì không dám nói, nhưng chắc chắn là khóc mà không ai để ý học logistics online
10. Tip mặc cả: “cháu sinh viên mới lên HN trọ, làm gì có tiền ạ”
11. Lên Phố đi bộ giải ngố ngày cuối tuần cẩn thận rạch túi, mất điện thoại, mất ví như chơi
12. Cuối tháng hết tiền, ghé ngõ Tự do khu Bách-Kinh-Xây: ngon-bổ-rẻ
13. Mùa mưa thì nên đi bộ vì phố nào cũng ngập :d
14. 26 là tuyến bus dành cho sinh viên (vì đi qua rất nhiều trường ĐH: Bách Khoa, NEU, Xây dựng, Báo chí, Ngân hàng, Thủy Lợi…) quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
15. Đinh Lễ là nơi bán đủ các loại sách truyện xịn với giá luôn luôn rẻ hơn thị trường học xuất nhập khẩu online
16. Luôn mang trong túi ít nhất là 2 chiếc khẩu trang để tránh bụi mịn PM 2.5
17. Ở Hà Đông cũng có Bà Triệu, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,.. như trên phố
18. Gửi xe trên khu phố cổ phải hỏi giá trước
19. Cẩn thận khi mặc cả trong chợ Đồng Xuân, rất dễ bị chửi cho té tát
20. Rất khó để tìm địa chỉ nhà ở khu Thành Công
21. Thư viện Nhật, thư viện Hàn là những địa điểm học tập hoàn toàn miễn phí, nhớ nhé các sĩ tử
22. Tối muộn không nên lảng vảng trên đường Hoàng Hoa Thám vì nghe đồn là có rất nhiều ma…
23. Nên đổ xăng ở cây xăng Trần Hưng Đạo, với kinh nghiệm 2 năm cầm bằng lái tác giả thấy ở đây là đổ đúng giá nhất cip và cif
24. Số nhà ở Hoàng Cầu đánh lung tung nên đừng tự tìm số nhà ở đó, Đường Bưởi cũng vậy
25. Mua laptop thì tuần trước đấy phải dạo vài vòng ở Thái Hà hoặc Lê Thanh Nghị để “sờ nắn”
26. Đừng bao giờ đi xem phim ở IPH Xuân Thuỷ sau 11h giờ đêm, phí gửi xe là 23k
27. Sau 2h Circle K không còn là chốn dung thân
28. Đi chơi buổi đêm đừng mang nhiều tiền, chẳng may gặp … cũng không bị mất
29. Trước khi uống trà sữa, nhớ lên các app tìm mã khuyến mại
30. Lên phố đi bộ hãy đi vệ sinh ở nhà trước vì nhà vệ sinh Circle K trên đó đều hỏng
31. Gửi xe dưới hầm Royal City nhớ chụp lại số trên cột không sẽ bị lạc trong hầm
32. Cô đơn thì đừng đi bao giờ lên Hồ Tây, nhìn các đôi chim chuột buồn lém
33. Đường Láng hay Nguyễn Khang đều tắc như nhau, đi bên nào cũng được
34. Nhà ở Thái Hà không chỉ đánh theo số mà còn đánh theo bảng chữ cái từ A – Z
35. Lê Duẩn một nửa là 1 chiều, 1 nửa là hai chiều nhé học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
36. Công ty nào mà hô khẩu hiệu càng to thì càng có khả năng cao là đa cấp
37. Vinmart+ là cửa hàng tiện lợi nhưng không mở 24/24 đâu nhé
38. Lúc nào trong cốp xe cũng phải có áo mưa
39. Đê La Thành còn có Đê La Thành nhỏ, kéo dài đến tận Xã Đàn
40. Yên Lãng và Lãng Yên là 2 con phố hoàn toàn khác nhau và cách xa nhau đấy
41. Cửa hàng đại lý bán rẻ hơn Circle K phụ lục ii-1 đăng ký tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch đầu tư
42. Đi xe buýt nhớ giữ vé xe, nhỡ đâu xe nối chuyến thì không mất tiền mua lại vé khác
43. Thuê người chuyển đồ bằng xe ba gác nhớ mặc cả giá
44. Đi ăn quán trên phố cổ nhớ xem món ở nhà trước, đừng đến mới chọn, bị chửi
45. Muốn đi bộ ở Chùa Láng thì vào gửi xe ở Vincom NCT hoặc Đại học Ngoại Thương
46. Lên phố có rất nhiều xe xịn đỗ ở đường, đừng vừa bấm điện thoại vừa đi vì có khi bán cả chiếc xe bạn đang đi cũng không đủ tiền đền đâu
47. Đằng sau bến xe Mỹ Đình có rất nhiều phòng vé tư nhân đi mọi nơi
48. Mua quần áo nam vào Dương Quảng Hàm
49. Muốn đến đúng giờ thì nên tính thời gian đi + thời gian tắc đường
50. Ăn món mới theo hội review thì đừng có kì vọng, mỗi người 1 ý hoặc là quảng cáo
51. Lớ ngớ rẽ trái ở ngã tư Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông là bị bớ vào như chơi
52. Sau 12h đêm đừng vào Circle K Nguyễn Khang nếu không muốn thấy cảnh “Dập dìu tài tử giai nhân”
53. Muốn uống trà sữa giá rẻ? Đến cửa hàng rồi lên app nhờ các anh shipper mua cho nhé
54. Đi phố đi bộ mà gặp Tào Tháo thì giải pháp sang đít nhất là đi thẳng vào Tràng Tiền Plaza
55. Muốn ăn bún cá chấm Nguyễn Thái Học mà không muốn xếp hàng? Đi sang trà chanh đối diện và nhờ nhân viên mua cho nhé, cực nhanh
56. Phố Trần Duy Hưng xưa rồi, bây giờ là Kim Mã và Nguyễn Khánh Toàn nhé )
57. Đừng ăn phở trong các cửa hàng sang trọng vì nó đéo bao giờ ngon bằng ăn phở lề đường
58. Ăn bánh cuốn ngon? Tương tự điều 57
59. Đừng mua gì sau khi vừa nhận lương
60. Nếu không thuộc đường đừng quên đăng kí 4g
61. Đừng dại vượt đèn đỏ lúc 2h đêm vì bạn không biết có bao nhiêu anh áo xanh cầm dùi cui đứng bên kia đường đợi bạn đâu
62. Tất cả các quán cafe mở xuyên đêm đều auto +10k vào TẤT CẢ các món sau 11h đêm
63. Cảm thấy vé CGV quá đắt thì sang ngay BHD vì phòng của BHD vừa to, vừa đẹp, vừa vắng
64. Đừng quay đầu xe tại Đê La Thành lúc giờ tan tầm
65. Bánh mỳ dân tổ ngon vì lúc đó bạn đang đói chứ không phải do nó ngon 🙂 Phở gánh cũng vậy
66. Tan làm, tan học lúc 5r 6h + trời mưa? Thôi tấp vào đâu uống cốc nước đến 8h hẵng đi về
67. Không có gì dễ mất hơn mũ bảo hiểm và áo mưa treo ở xe
68. Con gái Hà Nội thì đáng yêu đấy, nhưng để chúng nó chửi xem
69. Đại học Hà Nội và Đại học Thủ đô là hai trường khác nhau
70. Mất công xếp hàng uống Koi Thé ở Aeon Mall Hà Đông làm gì, Koi mở ở Royal City và Vincom Phạm Ngọc Thạch rồi kìa mấy má
71. Bất kỳ chỗ nào không có biển được rẽ phải thì không được rẽ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG
72. Muốn thử cảm giác bị sốc hoa sữa thì đi ngay vào đường Nguyễn Chí Thanh ^^
73. Bệnh viện Bạch Mai không ở đường Bạch Mai
74. Những quán từ Hàm Cá Mập có view nhìn xuống sân khấu của Phố đi bộ sẽ thu 5 lít cho một chiếc ghế vào những ngày có ì ven
75. “Hà Nội mù sương”? Ồ không bụi đó bạn tôi ^^ Mua khẩu trang mà đeo vào
76. Vào quán cafe họp team bảo “Bạn em đến trước rồi” để đỡ phải gọi nước
77. Trường Nguyễn Siêu thì không ở đường Nguyễn Siêu. Ở đường Nguyễn Siêu thì chỉ có lòng rán thôi!
78. Đừng gửi xe vào cuối tuần tại gần Tràng Tiền, 30k đấy!
79. Đi thuê nhà ở bất kỳ đâu thì cũng phải nhớ hỏi giá điện nước
80. Đừng đi qua cầu Long Biên khi trời trở gió
81. “Cô chỉ bán rẻ cho sinh viên thôi đấy”, đừng tin!
82. Cân nhắc có nên lên phố đi bộ vào cuối tuần không? Đông chết khiếp
83. Đừng tin vào câu nói: “học đại học nhàn lắm” nếu định thi vào Đại Học Hà Nội
84. Chạy xe ngoài đường và bật đèn pha – 1 là tấp vào lề, 2 là bị ăn đánh
85. Xi nhan nhớ bật đèn kẻo bị tuýt vào
86. Các nhà xe trên bến Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát,..v.v…. đều cho đặt vé online trước, tránh để cò mồi moi tiền nhá
87. Đi từ Ô Chợ Dừa rẽ vào Đê La Thành nhớ để ý đèn vì rất dễ bị công an tóm. Để an toàn thì nên rẽ vào đường La Thành nhỏ từ Xã Đàn.
88. Sách giá rẻ ở lề đường là sách giả
89. Đi bệnh viện Bạch Mai hay Việt Đức thì hãy đến thật sớm xếp hàng vì đông khủng khiếp
90. Bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành sẽ có 2 hàng đối diện, hàng thật sẽ có biển cảnh báo!
91. Mua vé vé tại CGV nhớ check kĩ combo mình mua
92. Đi pub hoặc bar trên Tạ Hiện cuối tuần nhớ đặt trước bàn
93. Không phải cửa hàng nào ở Hàng Mã cũng cho bạn chụp ảnh sống ảo đâu, cẩn thận bị chửi sml
94. Ở Hà Đông có rất nhiều đường mà nội thành cũng có như: Quang Trung, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Thái Học, Tô Hiệu, …
95. Kem Tràng Tiền có 2 hàng cạnh nhau nhưng chỉ có 1 hàng là thật
96. Gửi xe ở Aeon Mall Hà Đông thì chụp lại vị trí cũng không có tác dụng vì nếu bạn xui, bảo vệ sẽ dắt xe bạn ra chỗ khác cho vui ^^
97. Tra Google Maps cẩn thận nếu muốn đi từ Phố Huế sang bất cứ địa điểm nào ở Bà Triệu, và ngược lại.
98. Nguỵ Như Kon Tum là con đường thuộc quận Thanh Xuân chứ không phải ở Kon Tum 🙂
99. Đừng bao giờ cầm mũ bảo hiểm đứng đợi bạn trên phố Trần Duy Hưng
100. Cùng một đường thẳng, có thể là nhiều con đường khác nhau, nên lưu ý là search google, và ngắm tên đường thường xuyên bạn nhé!
Nguồn: Hà Nội Của Tôi
Tiếp bước thành công hy vọng nhưng kỹ năng “sống sót” tại Hà Nội này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại Hà Nội nhé!
>>> Bài viết xem nhiều: Review Trung tâm dạy học xuất nhập khẩu tốt nhất Hà Nội TPHCM