Thứ Sáu, Tháng Tư 26

Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Thành Công Bạn Cần Biết

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.

Tiếp bước thành công sẽ chia sẻ với bạn đọc qua bài viết “Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công”

>>>>>>xem thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả

1. Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công – Kỹ năng chào hỏi

Bạn hãy là người chủ động bắt đầu cuộc giao tiếp để ghi điểm. Để mở đầu buổi phỏng vấn dĩ nhiên là màn chào hỏi. Lời khuyên quý báu được đưa ra là: Bạn hãy gây ấn tượng ngay từ lúc này! Đây là khâu vô cùng quan trọng. Nó sẽ phần nào quyết định người phỏng vấn có cảm tình với bạn hay không.

Bạn hãy ghi nhớ một số tips sau đây: incoterm2010

Nếu họ không “bắt chuyện” trước, bạn hãy ghi điểm bằng cách trở thành người chủ động:

  • Hãy coi đó là một cuộc đối thoại, trò chuyện.
  • Khi được hỏi, hãy trả lời lại nhiệt tình, tự nhiên, nhưng đừng quá suồng sã.
  • Hãy cười thật tươi, có thể 1-2 chi tiết nào đó để tương tác với người phỏng vấn trước khi bắt đầu, ví dụ như nói về một chuyện vừa xảy ra với bạn ở bên ngoài chẳng hạn.

 Tuy nhiên, Bạn đừng càm ràm, than thở quá nhiều về thời tiết nóng bức, kẹt xe, tắc đường…
Luật mong muốn trong đàm phán kinh doanh bán hàng

2. Kỹ năng thể hiện ngôn ngữ hình thể (body languages)

Khoa học đã khẳng định rằng, cử chỉ để lộ ý định thực sự của con người. Lời nói chiếm dưới 35% của nội dung của giao tiếp trực tiếp, hơn 65% nội dung giao tiếp thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể. Bạn tạo ấn tượng với người khác qua cách cư xử nhiều hơn là qua lời nói. Ngôn ngữ có thể nói dối nhưng ngôn ngữ cơ thể luôn nói thật vì nó truyền tải cảm xúc.

Chính vì vậy. Bạn NÊN:

-Làm chủ ánh mắt, đừng gằm mặt hoặc nhìn xuống phía dưới quá lâu, hãy nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn.

-Kiểm soát từng cử chỉ nhỏ, ví dụ như nhấp nhổm, vân vê đồ vật trong tay, liên tục chạm vào điện thoại, nhìn đồng hồ…

-Thường xuyên luyện tập trước gương để học cách diễn tả ngôn ngữ cơ thể sao cho tự nhiên nhất trước khi đi phỏng vấn.

Tuy nhiên,  cần lưu ý  đừng lạm dụng, liên tục “khua tay múa chân” một cách thừa thãi.

Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công

3. Kỹ năng đối đáp thuyết phục

  • Giao tiếp, đối đáp thông minh vừa là năng khiếu, vừa là năng lực.
  • Đối đáp thật ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề nếu bạn không có khiếu giao tiếp
  • Cung cấp đầy đủ thông tin; bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
  • Đừng trả lời cụt lủn, chỉ vỏn vẹn Có/Không, đặc biệt với những câu hỏi bằng tiếng Anh;
  • Đưa ra những nhận xét đúng đắn, luôn có dẫn chứng đi kèm và lập luận chặt chẽ;
  • Thể hiện năng lượng tích cực, năng động, trẻ trung, thực sự đam mê với vị trí ứng tuyển.

Những điều này sẽ là “chìa khóa vàng” tạo nên kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả, giúp nhà tuyển dụng ấn tượng, thậm chí còn đánh giá cao hơn cả một vài kinh nghiệm, kỹ năng viết bằng câu chữ trên CV.
3. Kỹ năng đối đáp thuyết phục

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung.

Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với mọi người từ lúc còn ở trường để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một sự kiện quan trọng nào đó là một ý tưởng khá hay khi phỏng vấn.

kỹ năng làm việc hiệu quả

5. Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công- Kỹ năng ra quyết định

Một nhân viên làm được việc tức là làm việc đúng theo tiến độ, giải quyết những vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và gọn gàng, tránh để ảnh hưởng đến công ty. Chính vì thế, khi đi phỏng vấn xin việc bạn cần thể hiện sự nhanh nhạy, kiên định, tinh tế trong cách giải quyết vấn đề.

Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi tình huống, bạn cần: Tập trung suy nghĩ => Nhanh chóng đưa ra câu trả lời + Giải thích được lý do.

Đừng ngồi ậm ừ, suy nghĩ quá lâu, hoặc đưa ra những câu trả lời vòng vo, không chắc chắn hoặc không trình bày được lý do cho sự lựa chọn của mình.

Để có được điều này thì bạn nên chuẩn bị tốt tinh thần và kiến thức trước khi tiến hành một cuộc phỏng vấn.

kỹ năng quyết định

6. Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công – Kỹ năng tổ chức

Trong quá trình trả lời câu hỏi, bạn nên thể hiện mình là người có khả năng sắp xếp, giải quyết công việc một cách tuần tự, thuần thục, không bị rối tung, thiếu sót, một cách nói nôm na là làm việc có khoa học.

Ví dụ như:

Bạn ăn mặc chỉnh tề, đúng phong cách của vị trí cần tuyển, không mặc xuề xòa, tóc tai bù xù…

Tuân thủ thời gian, đến đúng hoặc trước thời gian hẹn phỏng vấn một chút

Mang đầy đủ các giấy tờ liên quan để trình diện nhà tuyển dụng nếu cần…

Đừng để đến khi họ muốn xem chứng chỉ này, bảng điểm kia thì bạn lại không có, hay lục tung đồ lên tìm, hoặc nói nói quên ở nhà… Như vậy, kỹ năng tổ chức, sắp xếp được thể hiện đầu tiên qua những việc nhỏ như vậy nên các ứng viên cần chú ý.

Đàm phán

7. Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công -Kỹ năng phỏng vấn ngược

Rất nhiều bạn sinh viên thổ lộ rằng, việc hỏi ngược lại là không quan trọng vì thứ nhất, không nghĩ ra câu gì để hỏi, thứ hai, sợ để lại ấn tượng xấu. Nhìn chung, các bạn thường e ngại, đa số nằm ở nguyên nhân thiếu tự tin.

Phỏng vấn ngược là con dao 2 lưỡi, tùy thuộc vào sự khôn khéo, linh hoạt của bạn.

Sự lo lắng, tự ti ấy cũng là điều dễ hiểu bởi các bạn đang coi mình ở thế bị động. “Đi xin việc”, từ “xin” như một cơ chế “ban ơn”, người đi phỏng vấn ở “cơ dưới”, chỉ có thể nghĩ đến việc làm thế nào để thể hiện hết mình, để xin được công việc đang mong muốn chứ không nghĩ phỏng vấn là sự trao đổi 2 chiều. Vì vậy, xin hãy lưu ý, phỏng vấn là sự tương tác từ cả 2 phía. Hiểu rõ bản chất, bạn sẽ giải quyết được mọi vấn đề, rào cản.

“Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”, đó là điệp khúc ở cuối mỗi buổi phỏng vấn, biến thành”cơn ác mộng” hay cơ hội đều tùy thuộc hết vào bạn. Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao và rất thích thú với việc người xin việc biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trao đổi 2 chiều ngay từ đầu.

Hãy nhớ, ở bước này, chỉ với một vài câu hỏi đúng hướng, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được tư duy sắc bén, khả năng xử lý tình huống và sự hứng thú của bản thân đối với công ty, rất dễ ghi điểm!

thanh-cong

Gợi ý việc đặt câu hỏi cho nhà phỏng vấn:

Đừng quá đặt nặng thắc mắc về lương, sau này khi đã có làm việc và thể hiện tốt, bạn sẽ có cơ hội đề xuất về lương thưởng;

Thể hiện mong muốn được làm việc trong môi trường tốt để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng;

Hãy ưu tiên những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm công việc, văn hóa công ty, môi trường làm việc, tổ chức phòng ban,…

Không đặt những câu hỏi mang tính chất “đao to búa lớn”, vĩ mô quá như: Đối thủ của anh/chị là ai? Chiến lược 5 năm phát triển của công ty là gì? Kế hoạch của anh/chị để khắc phục khó khăn công ty ra sao, để lớn mạnh vượt bậc như thế nào? Cơ cấu tổ chức của cả công ty, tập đoàn?… Đây đều là những câu không cần thiết.

Đàm phán trong kinh doanh

>>>>>>>>>Xem thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Tham gia phỏng vấn là cơ hội quý giá để các bạn có được việc làm. Chính vì thế, hãy chuẩn bị những câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn xin việc một cách chu đáo, kỹ lưỡng nhất để mọi cơ hội đều trong tầm tay.Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn khi tham gia các buổi phóng vấn bằng cách bình luận dưới bài viết này nhé. 

Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp 

>>>>> xem thêm: CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *