Thứ Tư, Tháng Năm 1

Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc bạn thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, từ những vấn đề vô cùng đơn giản cho đến những vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống.

“Nuôi quân ba năm dùng một giờ”. Kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn luôn cần phải rèn luyện, mài dũa một cách thường xuyên thì mới có thể sử dụng tốt khi gặp vấn đề thực tế. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng? Tiếp bước thành công sẽ chia sẻ với bạn đọc qua bài viết “Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề”

>>>>>>>>> xem thêm: Nên học kỹ năng mềm ở đâu?

I: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

II: Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

1. Đơn Giản Hóa Mọi Thứ

Đời vốn đơn giản, đừng cố làm cho mọi thứ phức tạp.

Chúng ta hay có xu hướng phức tạp hóa mọi vấn đề lên, chuyện bé xé ra to, chuyện to thì biến thành chuyện khổng lồ phí d/o là gì

Có thể bạn sẽ nói đời không đơn giản như tôi nghĩ. Nếu là như vậy thì càng có lý do để đơn giản hóa vấn đề. Đời đã phức tạp rồi thì đừng cố làm cho mọi thứ phức tạp thêm.

Nếu đơn giản hóa suy nghĩ, bạn sẽ ngạc nhiên khi có những giải pháp dễ dàng xuất hiện mà bạn không ngờ tới.

làm việc chăm chỉ

2. Brainstorming

Nói ra suy nghĩ của bản thân

Hãy cố gắng suy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt trong các buổi brainstorming. Sẽ có những giải pháp nghe có vẻ không khả thi xuất hiện nhưng đừng vội đánh giá.

Hãy để những dòng chảy ý tưởng tuôn trào. Đây là lúc dành cho sự sáng tạo và sẽ có những ý tưởng khả thi xuất hiện. hợp đồng thuê nhà

Không có ý tưởng là là tệ cả. Đừng giới hạn bản thân bằng các nguyên tắc. Đôi khi những ý tưởng lúc đầu nghe có vẻ ngu ngốc nhưng lại làm nên chuyện về sau đấy.

3. Tập Trung Vào Giải Pháp Thay Vì Vấn Đề

Một sự việc là tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận nó.

Trong giải quyết vấn đề cũng vậy, khi bạn quá tập trung vào vấn đề, bạn sẽ khó mà tìm được giải pháp. Bởi vì vấn đề chính là vật cản, càng nghĩ nhiều về nó bạn sẽ càng cảm thấy tiêu cực. Chính những tiêu cực đó sẽ hạn chế bạn đi đến giải pháp.

Vậy ta phải bỏ qua vấn đề hay sao?

Đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi không nói không nên quan tâm đến vấn đề. Ý tôi ở đây chính là một khi bạn đã xác định được vấn đề rồi thì hãy hướng sự tập trung của bạn vào việc tìm câu trả lời cho vấn đề đó.

Đừng bao giờ có những suy nghĩ kiểu “Ai gây ra lỗi?”, điều đó chả giúp ích được gì đâu.

4. Sức Mạnh Của Những Câu Hỏi “Tại Sao?”

Khi bạn biết cách tận dụng những câu hỏi đó, bạn sẽ truy ra được gốc rễ của vấn đề và đi đến những giải pháp hữu hiệu.

Giả sử bạn đang không tìm thấy niềm vui trong công việc. Tại sao?

Bạn làm công việc đó đã lâu, bạn thấy nhàm chán. Tại sao?

Công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, không có gì thú vị. Tại sao?

Bởi vì bạn ngại thay đổi, sợ bắt đầu một thử thách mới.

Vậy để giải quyết vấn đề trên, bạn cần phải trau dồi bản thân, nâng cao kiến thức để tìm kiếm những cơ hội công việc khác thú vị hơn so với hiện tại.

Bạn thấy sức mạnh của “Tại sao?” rồi chứ. Giống như một chiếc phễu, sự việc sẽ càng lúc càng thu hẹp. Đến một lúc nào đó nó sẽ đủ nhỏ để bạn nhận ra đâu là vấn đề chính.

5. Chủ Động Tìm Vấn Đề Để Giải Quyết

Đây không phải là hành động mua dây tự buộc vào người, mà là một cách rèn luyện để khả năng giải quyết vấn đề của bạn trở nên sắt bén hơn.

Cũng như mọi kỹ năng khác, kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn sẽ được cải thiện nếu được rèn luyện thường xuyên. Vì thế, hãy chủ động tìm kiếm các cơ hội để giải quyết vấn đề nhiều nhất có thể.

Luôn luôn đặt ra cho mình các câu hỏi Tại sao, tự đặt mình vào các tình huống, tham gia sinh hoạt các đội nhóm,… là các cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng này.

>>>>>> xem thêm: Review khóa học kỹ năng thuyết trình tốt nhất

6. Cải thiện kỹ năng rèn luyện thông qua các trò chơi, giải trí

– Đọc sách và đọc càng nhiều sách càng tốt. Đọc sách sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng tư duy cũng như kỹ năng phân tích cùng với trau dồi những kiến thức mới. Những điều này là những yếu tổ chủ chốt hình thành nên kỹ năng xử lý vấn đề của bạn.

– Chơi những trò chơi trí tuệ cũng là một phương pháp tốt để tập luyện cho bộ não của bạn. Cờ vua,, Cờ vây, cờ tướng và những loại game mang tính chất cải thiện trí óc với những bước di chuyển đầy chiến lược là cách thú vị để nâng cao kỹ năng tư duy. Ngoài ra, những trò chơi điện tử như xếp gạch, xây dựng chiến lược hay phản xạ bắn súng cũng là một lựa chọn tốt.

– Học môn ngôn ngữ mới. Chức năng ngôn ngữ nằm ở cả hai bán cầu của não. Vì vậy, học ngôn ngữ mới có thể kích hoạt khu vực kiểm soát sự phân tích cũng như lý luận và giải quyết vấn đề. Vừa có thêm được kỹ năng ngoại ngữ, vừa rèn luyện khả năng xử lý vấn đề của mình. Nhất cử lưỡng tiện.

Tiếp bước thành công đã đưa ra cho bạn về cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn hãy vận dụng những điều trên để xem hiệu quả mang lại thế nào nhé. Ngoài ra, nếu bạn đã có những cách nào hiệu quả để giải quyết vấn đề thì hãy cùng thảo luận bên dưới phần comment nhé!

Chúc bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *