Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có thể đọc nhanh gấp hai lần bây giờ không? Bộ óc con người có khả năng nhìn thấy và hiểu được các tài liệu nhanh gần bằng tốc độ của một người lật các trang sách.
Đáng ngạc nhiên là bây giờ có rất nhiều người vẫn có thể đọc nhanh đến vậy. Nếu người khác làm được thì tại sao bạn lại không thể? Không ai biết được những giới hạn cao hơn của con người trong việc đọc. Tham khảo những kỹ năng đọc tài liệu và ghi chép trong học tập trong bài viết dưới đây
Kỹ năng đọc tài liệu và ghi chép trong học tập
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới tốc độ đọc tài liệu của bạn.
04 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đọc tài liệu
- Do bản thân tài liệu: Được in chữ to hay chữ nhỏ? Có nhiều hình ảnh không? Có rõ ràng, dễ đọc không? Có được một tác giả uy tín viết không? học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Do nhu cầu của bạn: Bạn cần hiểu rõ tài liệu ở mức độ nào? Bạn chỉ cần hiểu chung chung về nó thôi phải không? Hay bạn muốn hiểu rõ từng chi tiết và cần phải phân tích nó?
- Do kiến thức nền của bạn: Thường thì một nhà khoa học có thể đọc một quyển sách chuyên môn nhanh hơn người thường vì tài liệu đó đòi hỏi một số kiến thức nền và nội dung
- Do hoàn cảnh đọc: Khi đọc bạn có tỉnh táo không? Ánh sáng, không khí trong phòng như thế nào? Lúc đó bạn đang khỏe khoắn hay mệt mỏi? Bạn ngồi đọc ở loại bàn, ghế nào? Không phải ai cũng biết cách đọc hiệu quả vì việc đọc đòi hỏi một số kỹ năng nhất định. Nếu bạn học được cách đọc tốt hơn, bạn sẽ không còn phải e sợ khi đọc sách nữa. nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Đặt ra các mục tiêu giúp bạn tập trung
Hãy xác định mục tiêu đọc của bạn trước khi bắt đầu đọc. Đừng đọc cho hết một cái gì đó chỉ vì những lý do đại loại như:
“Mình đã mua quyển tạp chí này nên phải đọc cho hết, không thì coi như tốn tiền tốn của”
Với ý thức tốt hơn về mục đích, bạn sẽ dép sang một bên những thứ mà bạn không cần đọc để tránh làm lãng phí thời gian quý báu của bạn
Khi đã xác định rõ mục đích đọc, chúng ta sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng hoàn thành nó. Mục đích giúp chúng ta tập trung hơn và có động cơ hơn. Thật vậy, mục đích là một lực đẩy mạnh mẽ đằng sau tất cả quá trình đọc
Tại sao bạn phải đặt ra các mục tiêu ngay cả khi bạn còn không chắc là bạn có thể đạt được chúng hay không?
Đơn giản thôi, bởi vì các mục tiêu khiến tâm trí bạn tập trung. Chúng không cho phép bạn loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng cho tới khi bạn đạt được những gì mình đã đề ra.
Bạn càng quyết tâm với các mục tiêu của mình bao nhiêu thì bạn càng có nhiều khả năng đạt được chúng hơn. Hãy bắt đầu với một niềm tin là bạn có thể thành công
Thông thường, bạn sẽ có hai mục tiêu chính khi đọc sách:
Thứ nhất là mục tiêu kiến thức
Mục tiêu này quyết định xem bạn cần phải hiểu rõ tài liệu ở mức độ nào, tùy thuộc vào loại kiến thức mà bạn muốn rút ra được từ cuốn sách hoặc báo.
Kiến thức đó có thể ở dạng ý tưởng (tức là đọc lấy ý) hoặc cũng có thể ở dạng thông tin.
Thứ hai, lập ra mục tiêu thời gian cho từng phần hay chương của quyển sách bạn sắp đọc dựa trên mức độ bạn cần hiểu rõ
Ngoài ra, đối với các loại tài liệu khác nhau, chắc chắn mục đích đọc của bạn cũng không giống nhau, và vì vậy chính mục đích sẽ làm thay đổi cách bạn đọc nó.
Ví dụ: Khi đọc tạp chí, bạn chỉ cần đọc những bài viết về những vấn đề bạn quan tâm mà thôi. Cũng có khi bạn đọc báo vì muốn cập nhật thông tin để có thể bàn luận về chúng với bè bạn, người thân. Vì thế mức độ ghi nhớ của bạn thường chỉ cần ở mức từ thấp đến trung bình mà thôi. Tuy nhiên khi bạn đọc sách giáo trình của một môn học nào đó, bạn cần nằm vững cả kiến thức tổng quát lẫn những chi tiết cụ thể. Lúc đó mức độ cần ghi nhớ của bạn là từ trung bình tới cao và mục đích sau khi đọc có thể là để viết được về đề tài đó, tranh luận về nó và làm tốt các bài kiểm tra.
Mục tiêu đọc đóng vai trò quan trọng. Bạn chọn thứ bạn cần đọc, cách bạn đọc nó, và sau đó phải làm gì với điều bạn đọc
Đọc nhiều rồi bạn sẽ thấy, kỹ năng này thật tuyệt! Hãy nhớ rằng đó là một quá trình tích cực và chủ động. Cứ thoải mái ghi chú trong khi bạn đang tìm kiếm những câu hỏi – không cần chi tiết lắm đâu, nó có thể là bất cứ cái gì mà bạn cho là quan trọng
Đôi khi những thói quen xấu của bạn đã làm chậm nhịp đọc của bạn. Nếu chúng ta đã hiểu được những thói quen xấu của mình chì chắc chắn ta cũng sẽ tạo ra được những thói quen tốt, nếu chúng ta thật sự có quyết tâm làm điều đó. Dưới đây là
Một số thói quen xấu khi đọc sách
Bạn có lẩm nhẩm thành tiếng khi đọc?
Đọc chậm và kỹ, đọc từng từ, bất kể với mục tiêu đọc là gì, vì thói quen của bạn là như thế. Bạn ghét đọc nhanh. Tệ hơn nữa là đọc mà không biết dừng lại cho trọn ý nghĩa của một câu.
Hay thỉnh thoảng bạn phải quay trở lại đọc những phần đã đọc mà chẳng hiểu để làm gì. Đơn giản đó chỉ là thói quen
Thói quen đó có thể xuất phát từ sở thích của bạn khi đọc truyện trinh thám. Bạn thích đọc ngược từ cuốn sách lên vì tò mò muốn biết trước kết cục của câu chuyện. Dần dần theo thời gian nó trở thành thói quen xấu.
- Bạn có hay dừng lại và nhìn chăm chăm vào một chữ nào đó không?
- Bạn có bị mất tập trung trong lúc đọc, và đọc lang thang không nhận ra được trọng tâm?
- Tệ hơn nữa là đang đọc thì bỗng dưng lại nghĩ sang chuyện khác không liên quan?
Bạn bị ám ảnh rằng cứ đọc là phải hiểu hết nội dung, hay phải nhớ toàn bộ những gì đã đọc. Bạn thấy mình không thể nào tăng tốc độ đọc được do cứ phải tìm hiểu kỹ vấn đề chưa hiểu rồi mới đọc tiếp
Bạn vẫn giữ thói quen đọc tiểu thuyết, truyện vui khi đọc tài liệu học nên không ghi chú, không gạch chân
Những thới quen xấu này gây ra sự mỏi mắt, nhức mắt, chán nản, tộc độ đọc chậm và khả năng hiểu kém
Sử dụng cặp mắt lười biếng
Sử dụng cặp mắt lười biếng có nghĩa là nhìn bao quát cả một khu vực chứ không chỉ chăm chăm vào một con chữ. Việc này có thể tránh cho bạn phải quay về và đọc lại một phần nào đó (có thể tốn đến khoảng 1/6 thời gian đọc của bạn). Nó cũng ngăn không cho bạn có thói quen nhìn chăm chú vào một từ hay cụm từ nào đó.
Nói cách khác, sẽ tốt thôi nếu mắt bạn thả lỏng một chút để nhìn những nhóm chữ lớn thay vì những cụm từ riêng lẻ. Và để đạt được điều này bạn cần phải luyện tập một chút đấy.
Hồi còn nhỏ, chúng ta thường được dạy phải nhìn vào chữ rồi đọc lên. Vì vậy, chúng ta đam ra có thói quen lẩm nhẩm khi đọc. Việc này làm tốc độ đọc chậm lại và có thể khiến chúng ta chán nản. Nó cũng khiến sự tập trung không còn cao, vì thế khả năng tiếp thu và tốc độ cũng giảm sút. Thật là một vòng tròn tai hại
Phải nhớ rằng chỉ nhờ luyện tập, bạn mới có thể đọc nhanh lên được. Đọc là một kỹ năng. Và cũng giống như bất cứ một kỹ năng nào khác, dù có được hướng dẫn kỹ càng đến mất thì bạn cũng không thể nắm vững được, trừ phi bạn tự mình thực tập. Quan trọng là bạn phải học cách nhìn được nhiều từ hơn
Vài phút luyện tập một ngày không chiếm quá nhiều thời gian của bạn, không phải nào?
Bạn có thể lướt nhanh qua các bài tạp chí hay đọc chậm ơn cho vui. Sách giáo trình nên được đọc theo 2 cách
Đọc lướt ý chính trước, sau đó là “đọc để học”
Hãy xác định mục đích của bạn và đọc theo một tốc độ nào đó để đạt được mức độ hiểu mà bạn mong muốn. Khi mục đích của bạn là đọc để giải trí thì hãy đọc nhanh hơn bình thường. Khi mục đích của bạn là đọc để giải trí thì hãy đọc nhanh hơn bình thường. Còn khi bạn muốn đọc để hiểu cho sâu thì hãy đọc chậm lại tới mức cần thiết.
Cốt sao là để thỏa mãn mục đích của bạn, nhưng điều quan trọng là bạn phải cố tập luyện để ngày càng gia tăng tốc độ đọc hiểu của mình hơn
Như thế nào là đọc lướt?
Bạn chỉ cần chú ý đến các tiêu đề, câu đầu tiên và câu cuối của mỗi đoạn, các đoạn có gạch đầu dòng. Bạn chỉ nên dừng lại từ 2 – 10 giây mỗi trang. Nếu bạn bắt đầu đọc vào chi tiết quá sớm thì bạn sẽ làm chậm tiến độ đọc, mà có khi lại mất quá nhiều thời gian vào những phần không liên quan gì tới mục đích của bạn
Vì vậy, bạn hãy cứ đọc thật nhanh, ghi nhớ vị trí những điểm quan trọng, sau đó khi cần nội dung nào thì sẽ quay trở về với những chi tiết của nội dung đó. Ít nhất, bạn sẽ lấy được 03 loại thông tin sau:
- Những nội dung quan trọng nhất
- Cấu trúc cơ bản của tài liệu
- Hàng ngàn từ, ý tưởng, hay ý nghĩa mà bạn lĩnh hội vô thức thông qua tầm nhìn ngoại vi của bạn
Sau khi đọc lướt bạn sẽ biết mình nên chú ý quay lại những trang hay những phần nào phục vụ cho mục đích đọc của mình, xác định những gì sẽ gợi nên những câu hỏi trong đầu bạn. Chúng có thể là:
- Tựa đề, phụ lục
- Mục lục
- Bìa trước và sau của sách, trang đầu tiên và trang cuối cùng của quyển sách
- Bảng chú dẫn, bảng số liệu hay sơ đồ
- Những từ in đậm, in nghiêng, viết hoa
- Những câu đầu và cuối của một phân đoạn
- Tóm tắt chương
- Những câu hỏi trước và sau khi đọc
- Những câu có đánh dấu gạch đầu hàng, hoặc bất cứ thứ gì làm bạn chú ý
Hãy học cách đọc những thứ khác nhau với nhịp độ khác nhau. Ví dụ khi bạn đọc những tài liệu chuyên ngành hay mang tính thuật ngữ cao thì bạn có thể đọc với tốc độ bằng nửa mức thường đọc. Còn khi bạn đọc những tài liệu dễ hơn thì hãy tăng tốc lên và bạn sẽ thích thú khi thấy mình đọc được nhiều hơn
Có một quan điểm sai lầm là việc đọc nhanh sẽ hủy hoại đi niềm vui khi đọc sách. Điều này không đúng. Khi còn ở phổ thông cơ sở, chắc chắn là bạn chỉ có thể đọc ở khoảng từ 10 – 30 tư/phút. Còn bây giờ bạn đã có thể đọc tới 100 hay có thể 300 từ/phút – gập 10 lần! Vậy bạn có đánh mất niềm vui khi đọc sách không? Dĩ nhiên là không và thật ra, bạn có lẽ còn cảm thấy thích thú hơn nhiều so với khi bạn đọc quá chậm
Hãy lấy một cuốn sách nào mà bạn chưa đọc ra để thực hành. Bắt đầu bằng việc lật nhanh các trang để xem lướt qua nội dung và trả lời ngắn gọn những câu hỏi:
- Chủ đề chính của quyển sách là gì
- Bạn đã biết những gì về chủ đề đó
- Những thuật ngữ đặc biệt nào được dùng để trình bày chủ đề đó
- Tác giả là ai
- Quyển sách được bố cục ra sao
- Mức độ khó của nó như thế nào?
Đôi khi, bạn sẽ thật sự tìm thấy mọi điều mà bạn cần biết chỉ thông qua quá trình đọc lướt. Đó là một trong những niềm vui bất ngờ của giai đoạnt rước khi đọc vào chi tiết.
Bạn sẽ biết được phải trông đợi những gì, và nơi cần tìm những thông tin quan trọng là ở đâu. Dần dần, giai đoạn này sẽ trở thành phần có giá trị nhất của toàn bộ tiến trình đọc của bạn
Sau khi đọc lướt bạn sẽ phải xác định tiếp rằng mình đọc tài liệu này để lấy thông tin chính xác hay đọc để lấy ý tưởng.
Thế nào là đọc lấy ý
Nếu đọc để lấy ý, bạn cần hcus ý tìm các từ khóa của bài. Cách để thể hiện ý tưởng một cách hệ thống cho toàn bộ cuốn sách hoặc tài liệu mà bạn đọc là hãy tạo ra một bản đồ tư duy trong đầu
Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn hình dung và tập trung suy nghĩ của mình quanh cấu trúc của quyển sách. Nhờ đó, bạn sẽ cân nhắc tốt hơn quyết định xem bạn muốn học bao nhiêu phần của quyển sách này. Bạn có thể vẽ theo kiểu hình cây, bong bóng, xương cá hay đơn giản chỉ là viết những thông tin quant rọng bên lề trái, còn chi tiết bên lề phải.
Hãy bắt tay vẽ bản đồ này ngay khi bạn bắt đầu đọc để bộ não của bạn tự tạo ra luồng tư duy, sắp xếp, và chứa dữ liệu trong suốt quá trình đọc sách. Sau mỗi chương hay mỗi phần, bạn sẽ quay lại và bổ sung thêm.
Viết trong khi đọc
Hãy tập thói quen nhớ lại nội dung bạn vừa đọc. Bởi vì khi bạn hiểu rõ một điểm nào đó thì điểm tiếp theo sẽ rõ ràng hơn nhiều. Khả năng hiểu phụ thuộc vào việc hiểu từng ý tưởng trước đó. Bạn càng hiểu và hồi tưởng lại chúng tốt bao nhiêu thì bạn lại càng dễ hiểu những gì tiếp theo đó
Hãy biến kỹ năng đọc của bạn thành thói quen, thành niềm vui, thành sự say mê. Tại sao ta phải tập thói quen đọc sách? Bởi vì việc đọc kích thích sự hoạt động của não, giúp bạn học được nhiều hơn bất cứ thứ gì bạn nghe được hay tự thân mình trải qua. Việc đọc còn làm cho óc tưởng tưởng của bạn phát triển hơn.
Tương tác với tài liệu đọc
Hãy tập thói quen đọc và tương tác lại với tài liệu. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy rằng một quyển sách tẻ nhạt nhất cũng trở nên thú vị
Khi bạn đã học được cách đọc hiệu quả rồi thì bạn lại sẽ càng muốn đọc nhiều hơn. Hãy đọc càng nhiều càng tốt và đọc những tài liệu có độ khó khác nhau. Nếu bạn muốn trở thành một độc giả tốt thì hãy đọc báo buổi sáng không thôi chưa đủ. Hãy đọc các loại sách khác nhau, sách bạn chạy, sách của các tác giả nổi tiếng, và tạp chí. Cố gắng đọc càng nhiều càng tốt
Ngoài ra tư thế ngồi cũng ảnh hưởng nhiều tới việc hiểu. Nếu muốn hiểu bài được tốt, đọc được nhanh và nhớ tốt, bạn hãy ngồi tư thế ngay ngắn và tập trung
Bài viết xem nhiều: Học kế toán ở đâu tốt nhất?
Nguồn: Tiếp bước thành công