Thứ Năm, Tháng Chín 12

Những rào cản doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi muốn gia nhập thị trường

Doanh nghiệp nào khi mới gia nhập thị trường hay thâm nhập thị trường mới cũng phải đối mặt với các rào cản mà thị trường đó mang lại, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Mới đầu, các doanh nghiệp này phải mức thâm hụt vốn nghiêm trọng, các chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sẽ cao hơn hẳn so với thị trường hay các doanh nghiệp lớn và vừa. Mặc dù đã có các chính sách hỗ trợ pháp lý đối với các doanh nghiệp nhỏ nhưng lại không mang lại nhiều hiệu quả. Việc các doanh nghiệp khó có đà thành công trên thị trường không phải chỉ là chuyện ngẫu nhiên mà còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà chúng ta cần xem xét. lớp học kế toán

Rào cản gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhỏ

Trước tiên chúng ta cần phân tích về các đánh giá của doanh nghiệp nhỏ trên thị trường:

I. Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ trên thị trường

1. Không được các doanh nghiệp khác trên thị trường tôn trọng

Việc yếu thế trên thị trường “cá lớn nuốt cá bé” như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ không có được vị thế trên thị trường nên thường xuyên bị các doanh nghiệp khác chèn ép về nhiều mặt. Các doanh nghiệp khác thường tìm cách khiến các doanh nghiệp nhỏ vừa mới gia nhập thị trường trở thành vệ tinh, là công cụ để quảng bá không công cho họ. Khi hợp tác với đối tác lớn về các dịch vụ, các đối tác đó sẽ đặt các điều kiện gây khó khăn cho DN nhỏ như phân chia lợi nhuận, thị trường tiêu thụ, mức giá bán, những điều kiện về ảnh hưởng khách hàng, vốn,… khiến các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của đối tác hợp tác. Và nhiều trường hợp, các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp trong thị trường dùng các chiêu bào gây khó dễ cho doanh nghiệp mới đó. kê khai hải quan điện tử

2. Sử dụng dòng vốn kém hiệu quả

Xoay dòng vốn đã khó, sử dụng dòng vốn đó sao cho đúng mục đích và hiệu quả càng khó hơn. Khó khăn ở đây cho các doanh nghiệp nhỏ vừa mới gia nhập thị trường là có quá nhiều thủ tục, dịch vụ cần chi tiêu nhưng lại gặp các bất cập do thiếu kinh nghiệm thực hành. Do vậy, việc loay hoay trong việc dùng tiền cho bất kì hoạt động nào khiến cho doanh nghiệp tổn thất nhiều về vốn mà không mang lại hiệu quả như mong muốn.

3. Thiếu khả năng chiến lược

Thiếu kinh nghiệm hoạt động là nguyên nhân chính khiến loại hình DN này gặp khó khăn trong các sách lược kinh doanh. Có thể ban đầu doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nhưng nếu không có chiến lược trong việc thực hiện hiệu quả hay xử lý các tình huống phát sinh cũng là nguyên do làm họ thụt lùi trong sự nghiệp. Việc vạch ra các kế hoạch chi tiết, đầy đủ các hướng đi và cái đầu sáng suốt để giải quyết êm đẹp các trục trặc trong quá trình thực hiện sẽ là cở sở cho mọi sự thành công. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

II. Rào cản gia nhập thị trường

1. Vấn đề pháp lý

Khi mới gia nhập, các doanh nghiệp phải tham gia nhiều thủ tục pháp luật từ đăng kí kinh doanh như xác định loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, đăng kí vốn điều lệ, người đại diện pháp luật,… đến các thủ tục liên quan tới sổ sách giấy tờ sở hữu nhà đất, công tác phòng cháy chữa cháy,… Các vấn đề pháp lý này yêu cầu người thực hiện cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Rào cản pháp lý

Tùy thuôc vào mỗi lĩnh vực kinh doanh, mỗi thủ tục pháp luật, chi phí cho hoạt động pháp lý này là khác nhau. Ví dụ như các lĩnh vực sản xuất sẽ có chi phí cao hơn so với lĩnh vưc dịch vụ bởi các chi phí về xử lý môi trường, điều kiện xuất nhập khẩu kĩ thuật, thiết bị, giấy phép các loại, … cho nên các doanh nghiệp mới về dịch vụ phát triển mạnh hơn các doanh nghiệp về sản xuất. hoc ke toan tong hop

Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ nên có các công tác phân tích chi phí một cách hợp lý để đơn giản hóa điều kiện về pháp luật sao cho giảm mức chi phí pháp lý xuống thấp nhất. Tuy nhiên, công tác này cần sự tỉ mỉ, chính xác đề vừa đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật vừa cân đối tính cạnh tranh doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

2. Nguồn đầu vào

Bất kì doanh nghiệp nào khi thành lập đều phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong nguồn cung ứng đầu vào như phân phối sản phẩm, đầu tư về mặt bằng, nguồn lao động, vận chuyển hàng hóa,… chịu nguồn chi phí rất lớn trong khi cơ hội huy động vốn đối với doanh nghiệp nhỏ là rất bé.

Doanh nghiệp nhỏ mới thì các mối quan hệ đối với các doanh nghiệp khác là chưa nhiều và hầu như không có. Do đó khi lập các hợp đồng hợp tác, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với mặt với các điều khoản bất lợi hơn, thiếu tính minh bạch và bình đẳng so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Và khả năng các doanh nghiệp nhỏ tìm cơ hội phục hồi ở thời gian đầu là âm. Cộng đồng xuất nhập khẩu

Thông qua các kênh thu hút đầu tư để các doanh nghiệp nhỏ cải thiện vấn đề này,

Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ cũng gặp nhiều trở ngại về cách nắm bắt các nhu cầu thiết thực và khả năng đáp ứng các yêu cầu mà các doanh nghiệp cung ứng đặt ra. Do đó, cần có những giải pháp để giải quyết các vấn đề khúc mắc này.

3. Nguồn vốn, nguồn lao động

Là một doanh nghiệp nhỏ thì tiềm lực kinh tế khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp là không lớn. Do vậy trong trường hợp tiêu tốn khá nhiều vốn giai đoạn ban đầu khiến loại hình doanh nghiệp này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn vốn là điều không còn xa lạ. Mặt khác, khả năng huy động vốn thấp cũng khiến doanh nghiệp chao đảo trong việc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình khởi nghiệp.

Tương tự như vậy, việc cần nguồn nhân lực chất lượng để đạt tối đa hiệu quả công việc cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ có ít khả năng để thu hút nhân lực có đủ chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ để thực hiện các công việc liên quan đến ngành nghề chính, pháp luật,…

Do vậy, nguồn vốn và nguồn lao động là hai yếu tố chính khiến doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn khi gia nhập thị trường.

4. Tiếp cận khách hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn thường có đủ uy tín, khả năng truyền thông, và lượng khách hàng trung thành để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đó chính là trở ngại trực tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ. Việc có thể tiếp cận khách hàng là kênh trực tiếp tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp để có thể duy trì và phát triển quy mô doanh nghiệp. nên học kế toán thực hành ở đâu 

Rào cản tiếp cận khách hàng

Vấn đề đáng nói ở đây là muốn tiếp cận khách hàng là điều cực kì khó khăn khi doanh nghiệp còn chưa có thương hiệu trên thị trường. Đối mặt các vấn đề về vốn khiến các doanh nghiệp thường có mặt bằng xây dựng không nằm ở các trục đường chính hay là không có các biển hiệu lớn thu hút khách hàng đi đường, hay là không đủ lượng chi phí khổng lồ để đầu tư cho quảng cáo, hoặc không đủ độ tin cậy để khách hàng ưu tiên tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp thường quảng cáo sản phẩm thông qua phát tờ rơi, quảng bá trên các kênh xã hôi, sử dụng biển hiểu màu sắc nổi bật nhằm tạo hiệu ứng tích cực đối với người lần đầu tiếp cận doanh nghiêp bởi đây là phương pháp khá hiệu quả và tốn ít chi phí nhất. Về lâu về dài, khi khách hàng có đủ lòng tin về sản phẩm, đơn vị đó có thể mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

Trên đây là các rào cản gia nhập thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ đối mặt khi mới bắt đầu kinh doanh. Liệu rằng các doanh nghiệp nhỏ có các hướng đi đúng đắn khi gặp phải những rào cản trên và tiếp bước thành công trên một lĩnh vực mới của thị trường,

Nguồn: Tiếp bước thành công

Xem thêm: 10 điều bạn phải làm để đạt được mục tiêu của mình

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *