Khi con người ta biết là đủ, mọi sự phù phiếm đều không có ý nghĩa. Khi nào còn chưa biết đủ, tâm chưa thấy an yên, tức khi mình còn dục vọng, sân si, khi mình còn quá nhiều tham vọng thì đừng cố kiếm tìm một mảnh đời bình yên. Đi đến nửa cuộc đời, trải qua bao nhiêu sóng gió, đến lúc người ta tự hỏi “Làm thế nào để có được một đời an yên? “
Ba thứ không thể so
Không so tiền tài
Lúc còn trẻ, có thể chúng ta thường cảm thấy rằng có tiền là có tất cả, “có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng đến tuổi trung niên rồi mọi người sẽ dần hiểu: tiền không thể mua được sức khỏe, tiền không thể mua được tình yêu đích thực, tiền không thể mua được hạnh phúc.
Tiền tài là vật ngoài thân, mặc dù nó cần thiết cho cuộc sống, nhưng chỉ cần có đủ xài là được, không cần so bì với người khác. tin học văn phòng cơ bản
Đừng so tiền tài nhiều hay ít, mình và gia đình bình an, hạnh phúc là điều tốt nhất rồi.
Không so con cháu
Tại sao cuộc sống lại mệt mỏi như vậy? Một nửa nguyên nhân đến từ việc sinh tồn, một nửa nguyên nhân đến từ việc so sánh. Không phải làm việc gì cũng hơn người mới gọi là hạnh phúc, đừng đem định nghĩa thành công bạn nghĩ để áp đặt lên người con cháu.
“Con cháu có phúc của con cháu”, cuộc đời của họ hãy để họ tự mình quyết định.
Đừng so sánh con cháu ai có công việc cao sang hơn, tiền đồ rộng mở hơn, chỉ cần sức khỏe an khang là tốt rồi. mua bán quốc tế
Không so hôn nhân
Từ trước đến giờ, hôn nhân có tốt hay xấu đều dựa trên cảm nhận của chính mình, mà không phải thông qua ánh mắt người khác. Giống như câu nói: “Đôi giày có vừa chân bạn không, chỉ có mình bạn mới biết rõ nhất”.
Trong hôn nhân, sự so sánh là điều kiêng kị nhất, nếu bạn lấy hôn nhân của mình để so sánh với người khác, bạn chỉ có thể chuốc thêm phiền não hoặc thị phi vào người. Sống biết đủ, biết cái gì là của mình, và sống cuộc đời của riêng mình.
Không so nhà ai lớn hơn, chỉ cầu mỗi ngày đều vui vẻ.
Ba lời không thể nói
Không nói xấu
Thay vì dùng những lời nói xấu làm tổn thương người khác, chi bằng dùng lời tốt đẹp để cổ vũ, động viên. Cả đời người, dùng hai năm học nói, còn một đời còn lại dùng để học cách im lặng.
Làm người phải hiểu tôn trọng, không cần phơi bày khiếm khuyết của người khác, dù quen thân cũng không cần dốc hết sức nói ra nhược điểm của họ, và cũng đừng nói xấu người khác.
Càng trưởng thành càng nên có một sự tự chủ hướng nội, làm việc có chừng mực, thận trọng, suy nghĩ ba lần trước khi nói.
Không buôn chuyện
Không có ai là hoàn hảo, mỗi người đều có ưu và khuyết điểm riêng.
Người ta thường có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”. Có nhiều người, khi rảnh rỗi thường thích buôn chuyện. Mà chuyện thì đâu có nhiều như vậy, thế nên họ buôn hết chuyện mình lại buôn đến chuyện người khác, bàn luận, châm chích sau lưng họ.
Nếu bạn có thời gian để bàn về đúng sai của người khác, không bằng an tĩnh suy ngẫm về những sai lầm của mình thì hơn.
Không nói lời oán hận
Đừng vì gặp một chuyện nhỏ nhặt mà oán trách thế giới này không công bằng.
Thay vì phàn nàn, tốt hơn là thay đổi chính mình. Bởi vì dù có oán trách cả năm cũng không có tác dụng gì, không bằng nỗ lực và thu hoạch nó trong một ngày còn hay hơn.
Biến tất cả sự oán trách và bất mãn của bạn thành hành động, để chính mình trở nên kiên cường hơn.
Ba việc không thể quên
Không quên tâm nguyện ban đầu
Thế giới phức tạp này đã khiến nhiều người đánh mất chính mình.
Đời người chỉ có một lần sống, sinh mạng không thể phục hồi. Khi chúng ta lớn rồi, chúng ta sẽ cảm thấy chính mình khác xa còn nhỏ rất nhiều, muốn nhiều thứ hơn và khó lòng vui vẻ hơn. Ăn món quà vặt lúc nhỏ cũng không còn thấy ngon, mua món đồ chơi ngày trước thích nhưng chẳng còn thấy vui nữa.
Phải thay đổi thì mới trưởng thành, nhưng trên con đường tiến về tương lai ấy, thỉnh thoảng bạn nên quay đầu nhìn lại, xem lý do ngày xưa khi mình mới bắt đầu chạy trên con đường ấy là gì.
Đừng quên tâm nguyện ban đầu, đừng đánh mất chính mình, mới có thể tìm ra phương hướng chân thực nhất cho cuộc đời.
Không quên gia đình
Cha mẹ vẫn ở đó, là vẫn còn nơi để về.
Cha mẹ già rồi, có thể nhiều khi lãng tai nghe không rõ điều chúng ta nói, phải hỏi lại mấy lần, có thể mắt mờ không nhìn rõ chữ, phải nhờ chúng ta đọc hộ, trí nhớ không tốt, nên thường hỏi đi hỏi lại mấy lần.
Nhưng dù sao đó vẫn là cha mẹ của chúng ta, chúng ta phải biết bao dung họ như chính họ từng bao dung với chúng ta khi chúng ta còn nhỏ.
Dù là xưa hay nay, thời nào người ta cũng khuyên răn mỗi người phải luôn hiếu thảo. Nhưng khi cha mẹ già, cái họ cần không phải tiền tài, vật chất bạn đem về, chỉ cần bạn dành thời gian bầu bạn bên họ, vậy là hiếu thảo lớn nhất rồi.
Không quên người giúp đỡ mình
Cây có cao cũng không được quên gốc rễ. Dù có phong quang rồi, cũng không được quên ơn nghĩa.
Những người từng giúp bạn hoặc đang giúp bạn, dù chỉ là việc nhỏ đi nữa, cũng phải luôn nhớ lấy. Họ giúp bạn vì tình cảm, chứ họ không hề có trách nhiệm phải giúp đỡ bạn.
Thế nên, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
Ba điều không thể tranh
Không tranh hơn thua
Khi nhìn thấy người khác hơn mình, chúng ta phải ý thức được, nỗ lực họ bỏ ra là nhiều hơn chúng ta.
Nếu bạn muốn đạt được điều gì đó, bạn phải nỗ lực, dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, cũng phải luôn giữ vững mục tiêu của mình, chịu đựng nỗi cô đơn tạm thời.
Không tranh đúng sai
Không có quá nhiều sự đúng sai trên thế giới này, lập trường khác nhau, góc độ nhìn nhận vấn đề không giống nhau, sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
Một người khôn ngoan sẽ âm thầm đặt đúng sai trong lòng mình, không phải bất cứ việc gì cũng cần bạn tới tranh luận.
Không tranh ánh hào quang
Súng bắn chim đầu đàn, người dẫn đầu hoặc người của công chúng, có bao giờ mà không bị “soi” đâu chứ.
Làm người phải biết điệu thấp, không phải lúc nào cũng đi đầu là tốt.
Tiếp bước thành công chúc bạn một đời an yên!
>>> Xem thêm: 07 Câu Nói Ý Nghĩa Làm Thay Đổi Suy Nghĩ Của Bạn Về Cuộc Đời
Bài viết xem nhiều: Học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất?