Thứ Sáu, Tháng Tư 19

Làm thế nào để mục tiêu trở thành hiện thực?

Biến mục tiêu thành hiện thực là chuyện không dễ dàng, nhất là khi trong mỗi giai đoạn cuộc đời, chúng ta phải cùng lúc hoàn thành nhiều mục tiêu khác nhau. Sau đây chỉ là một số gợi ý để các bạn tham khảo:

Luôn tập trung vào các mục tiêu của bạn

Trong việc học tập cũng vậy. Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu chứ không phải cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Hãy chia nhỏ những mục tiêu học tập theo thứ tự ưu tiên và bắt đầu với những mục tiêu ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng mình làm được nhiều việc hơn.

Tập trung vào mục tiêu của bạn

Thử sức thực hành

Giờ hãy cầm bút lên. Bắt đầu vào thời điểm 20 năm tới,tính từ bây giờ. Lúc đó bạn mong ước sẽ đạt được những mục tiêu nào? Hãy điền dưới đây những điều mà bạn có thể muốn làm, muốn có, hay muốn hoàn thành trong 20 năm nữa.

Ví dụ: Làm trong ngành điện tử, lập gia đình và sinh một đứa con, sống trong một căn hộ nhỏ xinh xắn và có sức khỏe tốt.

Tính thử xem bạn bao nhiêu tuổi trong 20 năm tới. Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nào? Gia đình, bạn bè, tiền bạc, kỹ năng, lối sống, chuyên môn… như thế nào? Nếu bạn còn chưa chắc chắn thì có mơ mộng một chút cũng chẳng sao. Không ai có thể nói chắc như đinh đóng cột tương lai mình sẽ như thế nào, vì vậy hãy cứ việc tưởng tượng và suy đoán. Hãy viết ra. Thà bạn cứ cho mình những mục tiêu mà có lẽ bạn sẽ thay đổi sau này, còn hơn là chẳng có được một mục tiêu nào cả. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online

Giờ bạn đã có mục tiêu trong 20 năm tới rồi. Nhớ là bạn chỉ có thể đạt được những mục tiêu của mình nếu bạn đặt ra chúng. Bây giờ hãy nghĩ về 5 năm tới. Bạn sẽ cần phải hoàn thành những gì trong 5 năm để có thể đạt được những mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho 20 năm tới?

Ví dụ: Mình sẽ học tập thật tốt và có những tháng ngày Sinh viên sôi nổi, đầy ý nghĩa. Mình sẽ tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại giỏi và sẽ kiếm được việc làm lương thật cao.

Bạn sẽ ở đâu trong vòng 5 năm tới? Đang học một trường Đại học hay một trường dạy nghề nào đó? Hãy suy nghĩ và viết ra những mục tiêu của bạn. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Bạn đã hoàn tất những dòng trên chưa? Nếu không, sao bạn không thử? Còn bây giờ hãy đi tới phần ba nhé. Chúng ta đang ngày càng tiến dần tới hiện tại đây. Phần này xét đến những mục tiêu của bạn trong vòng 6 tháng tới. Để đạt được những mục tiêu trong 5 năm nữa thì bạn sẽ cần phải đạt được những gì trong 6 tháng tới?

Ví dụ: Mình sẽ tham gia một khóa học kỹ năng mà mình thích, mình sẽ cố gắng đạt được số điểm cao hơn trong các kỳ thi tới và mình sẽ tích cực hơn khi tham gia các hoạt động của trường hay tập một môn thể thao nào đó.

Trước tiên, hãy coi xem 6 tháng nữa là tháng mấy. Hãy viết ra những mục tiêu của bạn trong vòng 6 tháng nữa, tính từ ngày hôm nay.

Cuối cùng, bạn hãy đặt ra những mục tiêu ngay lúc này đây, ngay trước mắt bạn đây. Bạn biết mình muốn làm gì trong 20 năm, 5 năm và 6 tháng rồi. Bây giờ đã là lúc bạn cần nghĩ đến những việc cần làm trong tuần tới để đạt được những mục tiêu 6 tháng. Hãy tiếp tục viết ra.

Ví dụ: Tuần này, mình sẽ tranh thủ đọc quảng cáo tìm một trung tâm ngoại ngữ uy tín. Mình sẽ bắt đầu tham gia một hoạt động gì đó tích cực hơn trong tuần. Mình cũng sẽ suy nghĩ thêm về các mục tiêu của mình trong tuần này, trong 6 tháng, trong 5 năm, và trong 20 năm tới.

Bạn thấy đó, hành động của bạn hôm nay sẽ dẫn đến kết quả của ngày mai. Những gì sẽ xảy ra ở tương lai không phải lúc nào cũng trong tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn sẽ biết được mình muốn gì và mình đang ở đâu. Đặt ra những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là một cách thông minh để tác động tới tương lai. Bạn đang thiết kế tương lai của mình giống như cách nhà tạo mẫu thiết kế một bộ trang phục mới vậy.

Ở những hàng dưới, hãy viết ra ít nhất 5 lý do vì sao những mục tiêu đó lại quan trọng với bạn…

Bây giờ hãy viết ra 3 điều không hay có thể xảy đến cho bạn nếu bạn không đạt được những mục tiêu đó…

Đừng ngại đặt câu hỏi

Không ngừng đặt câu hỏi

Để học tốt, bạn cần phải tận dụng hết khả năng chất vấn vốn có của trí tuệ, cụ thể là bạn hãy không ngừng đặt câu hỏi cho đến khi hiểu rõ bản chất vấn đề. Những câu hỏi sẽ giúp đầu óc trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn trong quá trình cố gắng tìm kiếm những câu trả lời thỏa đáng.

Có thể xem việc đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề là một “bài thể dục” hữu ích nhất mà bạn có thể áp dụng cho bộ não.

Học hỏi và thảo luận sẽ giúp bạn không ngừng tiến bộ. Đừng ngại học hỏi và chia sẻ kiến thức với mọi người. Có người bảo họ sợ hỏi, vì như vậy chứng tỏ họ không biết, họ bị hổng kiến thức, là họ dốt… Nhưng ở đời ai dám chắc rằng mình có thể biết và nhớ được hết mọi thứ?

Không ngừng khát khao chiến thắng

Những người thành công có nhiều đặc tính giá trị. Một trong những đặc tính ấy là hình dung được những gì họ khát khao và biến chúng thành động lực hành động để đạt được mục đích của mình. Họ nuôi dưỡng trong tâm trí những viễn cảnh về cuộc sống mà họ khao khát, với hy vọng, dự tính và niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Những ước mơ ngày càng phát triển và định hình khi những khát khao của họ ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự khao khát là động lực cần thiết để hoàn thiện ước mơ.

Bạn hãy viết ra ước mơ về những gì bạn muốn trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ viết ra những ước mơ mà bạn thật sự muốn thực hiện với tất cả sức sống và nghị lực của mình. Chúng ta hãy gọi đó là “ước mơ mạnh mẽ” hay “suy nghĩ có định hướng”. Tất cả thành công trên đời này đều là kết quả của sự suy nghĩ có định hướng vì đó là con đường tốt nhất, và có thể là con đường duy nhất để tập trung suy nghĩ.

Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể thành công hoặc thất bại, mạnh lên hoặc yếu đi. Tất cả đều phụ thuộc vào sức mạnh tinh thần của bạn. Sự phấn đấu để đạt được những điều mình khát khao sẽ cho bạn một sức mạnh nội tại, một cảm giác năng động để đi hết chiều dài của cuộc đời một cách hoàn mĩ.

Xây dựng niềm tin vào bản thân

Bạn hoàn toàn có thể xây dựng lòng tự trọng bằng cách tin vào bản thân, tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nếu biết tôn trọng bản thân, biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, thì bạn đã tặng cho mình món quà lớn nhất rồi đó. Có nó, bạn có thể đối mặt với tất cả hoàn cảnh, bạn cảm thấy tự tin, thoải mái và không cần phải chứng minh điều gì cho ai cả. Không sớm thì muộn, mọi người xung quanh sẽ trân trọng bạn một khi họ nhận thấy các đặc điểm tích cực trong tính cách của bạn.

Một khi không tin vào bản thân, không đánh giá mình một cách tích cực, không cảm thấy mình có giá trị, có khả năng, thì bạn sẽ ứng xử và hành động đúng như những gì bạn tự nghĩ. Khi không tin vào chính mình nghĩa là bạn đã tự đặt giới hạn lên khả năng của bản thân trong việc đối phó với những thay đổi, thách thức trong cuộc đời mình.

Chẳng hạn khi đang là một Sinh viên, chỉ vì không dám tin rằng mình có thể “sống được” nếu thiếu bằng cấp, nên khi thiếu điểm một số bạn đã vội vàng đánh mất lòng tự trọng để mua điểm, mua bằng. Và cũng thật đáng trách khi đây đó thỉnh thoảng vẫn còn những chuyện nữ sinh chấp nhận đổi “tình” lấy “điểm”…

Rời ghế nhà trường bước vào đời, lòng tự trọng của bạn sẽ còn gặp nhiều thử thách khốc liệt hơn nữa. Khoan bàn đến chuyện đạo đức, nếu không học cách tin vào bản thân, không xây dựng lòng tự trọng, không thoát khỏi sự sợ hãi, để mặc cảm tự ti lấn át, bạn sẽ kiệt sức vì những tổn thương trong tính cách và tâm hồn. Bạn sẽ chỉ là một hình hài trống rỗng, đòi hỏi phải bù đắp bằng những niềm hãnh diện sai lầm: tiền bạc, địa vị, thành công… những thứ sẽ không bao giờ đủ, và bạn sẽ luôn luôn bất mãn và đau khổ.

Chỉ có lòng tin vào chính mình, tôn trọng mình và tôn trọng người khác mới giúp bạn nhẹ nhõm bước đến những mục tiêu có định hướng của cuộc đời. Có một câu nói rất hay: “Dẫu tôi là ai hay làm gì đi nữa, tôi vẫn ổn. Tôi có thể và sẽ đạt được bất cứ điều gì tôi cần phải đạt được. Tôi Tự Do!”.

Tạo động lực thúc đẩy

Nhiều nhà tâm lý học khẳng định hoạt động học tập của chúng ta được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu. Vì thế, chỉ khi nào xác định được động cơ học tập đúng đắn thì bạn mới có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, khoa học.

Đừng bàn đến các loại động cơ học tập do nguồn lực bên ngoài hình thành và tác động. Trước hết, bạn hãy tìm động cơ học tập từ chính mình. Bạn phải tìm kiếm, chỉ rõ động lực nào giúp mình phấn đấu không mệt mỏi, rồi không ngừng bồi dưỡng cho những động lực đó.

Trước hết, động lực có thể đến từ sự yêu thích. “Thích” ở đây là cảm giác hài lòng khi thực hiện. Sự hài lòng khiến chúng ta hạnh phúc và tự nhiên năng lượng nhiệt huyết sản sinh tràn trề. Nếu bạn thích đọc sách, khi cầm một quyển sách hay trong tay bạn sẽ hăm hở đọc ngay. Bạn thích viết lách, thì chỉ cần một ý tưởng nhen nhóm, bạn đã có thể sang tạo và nảy sinh nhiều ý tưởng khác để có thể viết thành một bài viết súc tích và sâu sắc…

Bên cạnh đó, cũng có một động lực khác là “Sợ”. Sợ ở đây có thể không phải là sợ sệt, mà có khi chỉ là cảm giác không thoải mái, lo lắng, bồn chồn, hay vì không muốn phiền phức, nhưng cái “sợ” đó khiến chúng ta phải hành động giống như trách nhiệm vậy. Ta đi học, giảng viên giao bài, vì sợ điểm kém nên dù thích hay không bạn cũng phải nghe lệnh và làm theo. Bạn bè nhờ giúp, bạn ngại không muốn làm, nhưng vì sợ mất tình bạn mà vẫn làm… Tất cả những nỗi sợ kiểu như thế cũng làm cho chúng ta bỗng nhiên có động lực để làm việc.

Tại sao học sinh cấp ba lại mải miết học tập ngày đêm, không ngại dậy sớm thức khuya dùi mài kiến thức? Là để đạt mục tiêu đậu Đại học!

Nhưng đậu Đại học có khi lại là do sự thúc ép của bố mẹ, sự sợ hãi khi phải xấu hổ với bạn bè, họ hàng… Đậu Đại học rồi, năm đầu cũng rất chăm chỉ, vì xung quanh bạn toàn những bạn giỏi giang, mà bạn vì sợ thua kém nên cũng phải cố theo. Nhưng chỉ cần một năm sau đó, nếu không có động lực thực sự thì chuyện học hành sẽ bê bết ngay.

Hành động là yếu tố quyết định

Bạn có một ước mơ đẹp. Bạn tin là ước mơ ấy sẽ thành sự thực.

Nhưng mơ ước mãi mãi là mơ ước nếu nó chỉ xuất hiện loáng thoáng trong suy nghĩ hay các bản kế hoạch của chúng ta. Hãy hành động nếu bạn muốn biến ước mơ thành hiện thực. Hãy để tương lai có cơ hội xảy ra, và xảy ra theo đúng cách mà bạn muốn! Hãy cho thành công có cơ hội xuất hiện! Bạn không thể nào chiến thắng cuộc đua, trừ khi bạn có can đảm bước vào đường chạy. Hàng triệu người đang ấp ủ những giấc mơ lập lòe, nhưng lại chẳng bao giờ cho nó cơ hội bùng cháy thành ngọn lửa lớn. Hãy thôi nói về những dự định của mình. Hãy bắt tay thực hiện ngay nếu bạn không muốn chúng lụi tàn, bạn nhé!

Nguồn: Tiếp bước thành công

Xem thêm bài viết: Học kế toán ở đâu tốt nhất Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *