Thứ Sáu, Tháng Ba 29

Chịu đựng Stress – Cách giảm stress hiệu quả

Stress là gì? Stress có phải là bệnh không? Stress gây ra những bệnh gì? Có phải lúc nào Stress cũng có hại? Phải làm gì khi bị stress?. Để làm rõ những vấn đề này các bạn theo dõi chi tiết trong bài viết của Tiếp bước thành công dưới đây Chịu đựng Stress – cách giảm stress hiệu quả

“Hiện thực là nguyên nhân gây stress hàng đầu trong số các nguyên nhân có liên quan tới stress.”

– Lilytomlin, diễn viên hài –

“Quy tắc số 1 là, đừng vất vả vì những điều nhỏ nhặt. Quy tắc số 2 là, mọi chuyện chỉ là những điều nhỏ nhặt mà thôi.”

– TS. Robert S. Eliot, Bác sỹ tim mạch –

Sự căng thẳng (Stress) là do các yêu cầu do môi trường đặt ra đối với chúng ta. Các nguyên nhân gây căng thẳng có ở xung quanh chúng ta và nói chung, không thể tránh được.

Vì thế giới thay đổi với tốc độ tăng không ngừng nên yêu cầu đặt ra cho chúng ta cũng ngày càng tăng do thay đổi theo thế giới. Trên tất cả, chúng ta phải chịu áp lực không ngừng gia tăng đến từ gia đình, công việc, bạn bè và vô số các nguồn khác nữa. khóa học excel

Cách giảm stress hiệu quả

Bài viết xem nhiều: Học kế toán ở đâu tốt nhất Hà Nội

Chúng ta trải nghiệm sự căng thẳng như thế nào

Đôi khi miêu tả các triệu chứng stress dễ hơn miêu tả bản thân stress. Một số dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị stress là cảm giác vô cùng sợ hãi và giận dữ, tay nắm chặt, và vẻ mặt đau đớn. Sau đây là danh sách các dấu hiệu phổ biến nhất của cấp độ căng thẳng cao:

  • Hay quên;
  • Trì hoãn những việc trước đây thường làm nhanh;
  • Thường cảm thấy tức giận và khó chịu;
  • Mất hứng thú với bạn bè, tình dục, công việc và/hoặc các hoạt động xã hội;
  • Khó tập trung;
  • Không thể ngồi yên, có vẻ không thể thư giãn, không chắc sẽ làm gì tiếp;
  • Khó ngủ, đi lại giữa đêm khuya;
  • Không thích nói nhiều học mua bán hàng hóa quốc tế ở đâu tốt

Stress ảnh hưởng tới chúng ta không giống nhau. Trong khi người này có thể cảm thấy rất khó chịu khi phải ở giữa tình trạng giao thông đông đúc thì người ở trong chiếc xe ngay cạnh anh ta có thể cảm thấy hoàn toàn thư thái, ngả lưng và lắng nghe một bản nhạc jazz tuyệt vời nào đó trên đài phát thanh. Tại sao người này rất buồn lòng trong một tình huống hiếm khi gây ra sự đau buồn cho một người khác?

Những người thư thái biết gì, làm gì hoặc tự nói gì với mình để có thể giúp họ không bị bối rối trong những tình huống căng thẳng? Khả năng xử lý stress không phải là bẩm sinh mà chúng ta phải học mới có. Chúng ta có thể học tất cả các kỹ thuật để giúp loại bỏ các tác động tiêu cực của stress đối với cuộc sống.

Stress tích cực

Không phải stress nào cũng xấu.

Các nhà tâm lý học nói rằng một số loại stress có lợi và hoạt động của nó có thể tạo động lực và khiến chúng ta phải hành động.

Nếu chúng ta biến stress thành đồng minh thì nó có thể cho chúng ta sức bật năng lượng cần thiết để đối mặt và vượt qua các thử thách.

Một số người có vẻ phát triển nhanh hơn khi có stress, họ tìm kiếm cơ hội trong công việc và sở thích để đẩy lùi các giới hạn.

  • Các nhân viên kiểm soát không lưu là những người phải làm việc dưới áp lực liên tục.
  • Các bác sỹ phẫu thuật là một nhóm cũng phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc và họ đóng vai trò như những vận động viên chuyên nghiệp.

Không có stress, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán. Mọi thứ chúng ta làm và chúng ta cảm thấy say mê đều khiến chúng ta bị stress. Cơ thể của chúng ta không phân biệt được sự căng thẳng tích cực với sự căng thẳng tiêu cực. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Ví dụ, một tình huống vui như đám cưới, lễ kỷ niệm hoặc sự kiện liên hoan lớn sẽ gây ra sự căng thẳng cho những người trực tiếp có liên quan. Mặc dù đây được coi là stress tốt, nhưng cơ thể trải nghiệm sự căng thẳng này theo cách giống như loại stress do một sự kiện không dễ chịu.

⇒ Bất kỳ khi nào phải chuẩn bị làm điều chúng ta say mê thì chúng ta đều cảm thấy stress. Stress cho chúng ta phần tinh túy và động lực để hành động trong những lĩnh vực chúng ta say mê.

Khi stress trở thành vấn đề

Vấn đề xảy ra khi mức độ căng thẳng vượt quá khả năng đối phó và kiểm soát của chúng ta. Nếu mức độ căng thẳng trở nên quá cao, hậu quả có thể là bị kiệt sức.

Chúng ta thường nghe nói tới điều này và liên tưởng nó với một số nghề chuyên giúp đỡ người khác như y tá và các nhân viên xã hội, những người phải giải quyết các vấn đề của tất cả mọi người mỗi ngày. Nhưng nó cũng có thể xảy ra với bất kỳ công việc nào và trong bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.

Phản ứng của cơ thể chúng ta trước sự căng thẳng cũng giống như những gì nhìn thấy được trong thế giới động vật. Khi các loài vật cảm thấy bị đe dọa, nhịp tim của chúng tăng và tất cả các giác quan của chúng đều tập trung vào tình huống trước mắt. Chỉ có hai quyết định có thể đưa ra để phản ứng lại nguy hiểm: chiến đấu hoặc rút lui.

Tương tự như vậy, ở con người, phản ứng ban đầu của chúng ta là chiến đấu hoặc thoái lui. Chính hiệu quả của cơ chế đối phó này (tất cả chúng ta đều có thể học) xác định chúng ta có thể đối phó với stress hiệu quả như thế nào.

Các giai đoạn trong chu kỳ stress

Có một số kỹ thuật hiệu quả trong việc giảm stress, tôi sẽ trình bày ở cuối chương này. Nhưng điều quan trọng là phải nhận ra có những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ stress và những điều tôi nói sau đây sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu được sử dụng trong giai đoạn ban đầu. Các giai đoạn 2 và 3 sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi cá nhân quyết liệt hơn. chứng chỉ kế toán trưởng

  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, chúng ta trải qua sự khó chịu, sự căng thẳng và tức giận, chúng ta biết khá rõ về các xúc cảm của mình và có thể giảm đáng kể mức độ stress bằng cách quan tâm tới các nhu cầu của mình. Nếu chúng ta bỏ qua các dấu hiệu ở cấp độ này, chúng ta có thể chuyển sang Giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Thái độ của chúng ta trở nên tiêu cực và yếm thế. Chúng ta trải qua các thời kỳ buồn bã, trầm uất và có thể thấy khó ngủ. Lúc này, có thể chúng ta cần phải tạo ra các thay đổi lâu dài trong lối sống và quản lý stress một cách nghiêm túc.
  • Giai đoạn 3: Nếu stress không được kiểm tra và bị tích tụ trong một thời gian dài, nó có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng như bị trầm cảm. Ở giai đoạn này, mọi người tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc đời mình, ví dụ như bỏ việc hoặc từ bỏ (các) mối quan hệ và thay đổi cuộc sống của họ.
  • Họ có nguy cơ tự tử. Lúc này, họ cần tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia và thoát khỏi tình trạng stress, ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn.

Phá bỏ chu kỳ stress

Giống như tất cả các hoàn cảnh ảnh hưởng xấu tới chúng ta, tốt nhất là phát hiện và giải quyết stress sớm. Khi chớm nhận thấy sự tồn tại của stress, trước khi nó đạt tới mức có thể làm chúng ta tê liệt, chúng ta có nhiều lựa chọn để giảm nhẹ nó. 

Bằng cách học trước các kỹ thuật đối phó, nó sẽ giúp giữ không cho mức độ stress tăng lên và sẽ giúp chúng ta loại bỏ stress trong tất cả các tình huống chúng ta vô tình gặp phải. Hãy tìm ra cách tốt nhất cho bạn.

Nếu bạn nhận thấy mình bị stress hơn thường lệ trong một tình huống vẫn đang tiếp diễn trong cuộc đời bạn, hãy hành động ngay lập tức. Lên lịch cho một hoạt động thường xuyên có hiệu quả với bạn để giảm stress và bắt đầu ngay lập tức. Có thể bạn sẽ thấy mình tiếp tục hoạt động này cho dù bạn đã bắt đầu cảm thấy thư thái hơn. Đây là một điều tốt vì nó sẽ giúp bạn loại bỏ việc tích tụ stress trong tương lai. Phòng ngừa là cách tốt nhất để đối phó với stress, vì thế, điều quan trọng là phải tạo lập được thói quen phá vỡ stress và giữ được thói quen đó. phân tích khả năng sinh lời

“Nếu bạn cảm thấy đau buồn vì bất kỳ điều gì bên ngoài, nỗi đau không phải do bản thân nó mà là do cách bạn đánh giá nó, chính thế bạn có sức mạnh để loại bỏ bất kỳ khoảnh khắc nào.”

Kỹ thuật giảm stress

  • Đi dạo giữa thiên nhiên. Tập trung vào cảnh vật xung quanh và lắng nghe âm thanh của chim chóc và các loài động vật khác. Chú ý tới mùi vị và màu sắc.
  • Thường xuyên nghe đĩa ghi âm những âm thanh của thiên nhiên. Mua một đài phun nước hoặc bể cá. Tiếng nước chảy rất thư giãn.
  • Học một vài kỹ thuật thiền cơ bản. Nằm hoặc ngồi xuống chỗ bạn cảm thấy thoải mái và không bị làm phiền. Lần lượt hình dung rằng các ngón chân của mình ngày càng nặng dần, sau đó là các mắt cá, bàn chân và cẳng chân. Thư giãn toàn bộ các phần của cơ thể, mỗi lần một bộ phận. Tập thở sâu, lấy hơi từ từ từ bụng. quản trị nhân sự
  • Nuôi một con vật. Chó và mèo, những động vật giàu tình cảm và thích được chú ý, là lựa chọn tốt. Vuốt ve và vỗ về những con vật có lông mềm mại tạo cảm giác rất thư giãn.
  • Dành thời gian cho các sở thích và hoạt động bạn say mê. Nếu bạn yêu âm nhạc, hãy dành thời gian thả lỏng trong âm nhạc. Nếu bạn thích làm việc tay chân, hãy nhận một hoạt động đòi hỏi bạn phải toàn tâm chú ý.
  • Đi xem phim hoặc hài kịch. Chia sẻ tiếng cười với bạn bè. Hãy nghĩ tới các tình huống và câu chuyện hài hước bạn có thể chia sẻ với họ. Hãy xem ai có thể kể được câu chuyện buồn cười nhất.

Trên đây Tiếp bước thành công đã chia sẻ bài viết chịu đựng Stress – cách giảm stress hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn giải quyết được những căng thẳng mà mình đang gặp phải

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để có được một đời an yên?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *